C5: Chế độ chính trị của mĩ do hái đảng nào cầm quyền? C6: Trong 30 năm cuối TK XIX, vị trí kinh tế của mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào? C7: Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước anh cuối TK XIX - đầu TK XX? C8: Vì sao giai cấp tư sản anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? C9: Vì sao đế quốc anh được goi là "Chủ nghĩa đế quốc thực dân"? C10: Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế đức phát triển nhanh chóng vào cuối TK XX? Lưu ý: 1 câu là 2 điểm nhé, Mn nhớ giúp mình trước 7h tại vì mai mình thi nha, Thanks, 5 sao cho bạn nào giải trước.
1 câu trả lời
C5: Chế độ chính trị của mĩ do hái đảng nào cầm quyền?
Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhay cầm quyền thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
C6: Trong 30 năm cuối TK XIX, vị trí kinh tế của mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào?
Vươn lên đứng vị trí thứ nhất thế giới
Nhờ áp dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất cùng với đó là dồi dào nguồn tài nguyên thiên nhiên nước mĩ đã nhanh chóng vươn lên đứng đầu thế giới
C7: Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước anh cuối TK XIX - đầu TK XX?
Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước
C8: Vì sao giai cấp tư sản anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
- Các nước thuộc địa là nơi cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lao động rẻ.
- Là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.
- Đầu tư vào các nước thuộc địa đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào chính quốc.
C9: Vì sao đế quốc anh được goi là "Chủ nghĩa đế quốc thực dân"?
Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
Đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới với khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân, chiếm ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 3 lần thuộc địa của Pháp và 12 lần thuộc địa của Đức.
C10: Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế đức phát triển nhanh chóng vào cuối TK XX?
Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội
@tsuki