C1:Phân tích hiệu quả diễn đạt của tượng hình , từ tượng thanh được sử dụng trong những câu thơ sau ! Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương người mỏi miệng cái gia gia (Qua đèo ngang)

2 câu trả lời

Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả. Đèo Ngang xưa kia vốn là ranh giới ngăn cách đất nước ta trong một thời gian dài tạo ra hai khu vực riêng biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài. Khi làm bài thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã từ giã quê nhà là thành Thăng Long để lên đường vào Huế. Rời Đèo Ngang đây là bà rời Đàng Ngoài xưa để bước vào nơi Đàng Trong. Nỗi buồn sầu phải rời xa quê hương cùng với lịch sử xa xưa của Đèo Ngang đã khiến tâm hồn đa cảm của nữ sĩ đã khiến bà viết nên hai câu thơ thật buồn.

Nơi Đèo Ngang heo hút, sự sống con người vắng vẻ và xơ xác. Nhiều hơn là sự hoang dã của cỏ cây muông thú. Tiếng chim cuốc và chim đa đa vang lên khiến bà chạnh lòng nghĩ đến nỗi buồn riêng. Tiếng kêu của hai loài chim được liên tưởng đồng âm với hai danh từ “quốc” và “gia” nên thành loài chim “quốc quốc” và “gia gia”. Mặt khác, “quốc” có nghĩa là “nước” và “gia” có nghĩa là “nhà” vậy nên có sự tương ứng giữa nỗi buồn đau được nhân hóa của mỗi loài vật với tên gọi và tiếng kêu của chúng: con quốc đau lòng nhớ nước, con gia gia mỏi miệng thương nhà. Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ.

Chẳng những vậy, hai câu thơ còn sử dụng phép đảo ngữ và phép đối. Theo cách viết thông thường, hai câu thơ trên sẽ được viết là: con quốc quốc nhớ nước đau lòng, cái gia gia thương nhà mỏi miệng (kêu). Nhưng nay, những động từ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình đều được đảo lên phía đầu câu thơ đồng thời hai câu thơ có đối nhau rất nhịp nhàng: “Nhớ nước” – “Thương nhà”, “đau lòng” – “mỏi miệng”, “con quốc quốc” – “cái gia gia”. Điều đó góp phần quan trọng nhấn mạnh tâm trạng của chủ thể trữ tình trong hai câu thơ.

*Bạn tham khảo nha*

*Dàn ý:

- Giới thiệu tác phẩm 

- Mô tả những cảm xúc, suy nghĩa do tác phẩm gợi lên

- Ấn tượng chung về tác phẩm

*Bài tham khảo:

"Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia"

   Tác giả tiếp tực sử dụng biện pháp đão ngữ, đưa vị ngữ lên đầu để biểu đạt ý của câu thơ. Đồng thời còn chơi chữ: "con quốc quốc", "cái gia gia". Đã thể hiện tâm trạng nhớ nước, thương nhà của tác giả là bà Huyện Thanh Quan.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm