c1: trình bày ys nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng địa Tr ung hải c2: văn hóa cổ đại hi lạp và rô ma đã phát triển như thế nào? tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học
2 câu trả lời
C1:
Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực địa trung hải là:
-khai phá đất đai làm diện tích canh tác tăng
-việc trồng trọt có kết quả cao hơn.
-sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển
C2:
Cư dân cổ đại hy lạp và rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:- Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
- Chữ viế t: Phát minh ra heej thống chữ a,b,c,... lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh
- Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lys định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.
- Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...
- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, đền thờ Pac-tê-nông, ..v..v
hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tieen đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go,...Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị suwr dụng đến ngày nay.
Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực Địa Trung Hải:
+ Khai phá đất đai làm diện tích canh tác tăng, việc trồng trọt có kết quả cao hơn.
+ Sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.
- Trước hết là giúp cho công cuộc khai hoang đất làm màu của người dân trở nên dễ dàng hơn. Đất canh tác ngày càng được cày sâu, cuốc bẩm.
- Thứ hai, giúp người dân nơi đây nhanh chóng mở rộng diện tích trồng trọt, mang lại nhiều sản lượng cây trồng hơn.
- Thứ ba, công cụ bằng sắt xuất hiện đã mở ra một trình độ kĩ thuật cao hơn và toàn diện hơn trong nền kinh tế của các nước. Không chỉ nông nghiệp mà các ngành sản xuất thủ công nghiệp, hàng hóa tiền tệ cũng phát triển mạnh mẽ.
-
Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển cao, biểu hiện:
- Lịch, thiên văn học: Người Hi Lạp tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
- Chữ viết:
+ Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
+ Có hệ thống chữ số gọi là “số La Mã”.
- Sự ra đời của khoa học: Những hiểu biết khoa học đã có từ thời cổ đại phương Đông, nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. Đặc biệt trong lĩnh vực Toán học.
- Văn học: Xuất hiện những nhà văn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay. Chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...
- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đĩa, đền thờ Pac-tê-nông,...
* Nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học, vì:
- Độ chính xác của khoa học đặc biệt là Toán học không chỉ ghi chép và giải các bài toán riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết có giá trị khái quát hóa cao.
- Có các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này như: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,...
- Những vấn đề mà thời đại này nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay