Câu 1: Nêu những chính sách của các triều đại phong kiến ở nước ta X- XV. Những chính sách đó tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Câu 2: Thủ công nghiệp nước ta phát triển như thế nào qua các TK X-XV. Tại sao lại có sự phát triển đó. Câu 3: Thương nghiệp được mở rộng như thế nào? Vì sao? Tại sao thời Lê Sơ ngoại thương lại bị thu hẹp dần?
2 câu trả lời
-Nhân dân: tích cực khai hoang, mở rộng sản xuất.
- Nhà nước: ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:
+ Nhà Tiền Lê, Lý làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
+ Nhà Trần khuyến khích vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.
+ Thủy lợi: được nhà nước quan tâm. Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”.
+ Nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
Câu 2)
a) Thủ công nghiệp trong nhân dân:
- Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
- Các ngành nghề thủ công ra đời như Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên):
+ Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.
+ Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.
b) Thủ công nghiệp nhà nước:
- Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiế hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.
- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.