C.1 :dựa vào hình 45;46/sgk địa 6/tr 52;53 và trả lời các câu hỏi sau -lớp vỏ không khí gồm những thành phần nào ? -lớp vỏ không khí gồm những tầng nào ? C.2:em hãy nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu? C.3:lớp ô dôn nằm ở tầng nào?nêu vai trò của nó. CẦN GẤP .CẢM ƠN CÁC BẠN
2 câu trả lời
Câu 1.
- Thành phần của không khí gồm:
+ Khí nitơ: chiếm tỉ trọng lớn nhất với 78%
+ Khí ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa..
- Lớp vỏ khí gồm 3 tầng: tầng đối lưu (0 - dưới 16 km), tầng bình lưu (16 km - dưới 80 km) và các tầng cao của khí quyển (trên 80 km).
Câu 2.
- Tầng gần mặt đất,có độ cao trung bình đến 16 km là tầng đối lưu.
- Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)
- Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
- Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
- Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
- Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.
Câu 3.
- Trong tầng bình lưu này tồn tại một lớp giàu khí ozon thông thường gọi là tầng ozon. Hàm lượng ozon trong không khí rất thấp, chỉ khi lên đến độ cao 25-30 km thì khí ozon mới đậm đặc. Tầng khí quyển ở độ cao này được chúng ta gọi là tầng ozon.
- Tầng ozon sẽ hấp thụ tia cực tím từ bức xạ mặt trời, không cho những tai này đến với trái đất. Có thể nói, sự sống chỉ xuất hiện khi trái đất có tầng ozon. Vì vậy nếu tầng ozon bị phá hủy thì sẽ gây lên tác hại xấu đối với mọi sinh vật trên trái đất. Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa với việc tia UV sẽ chiếu đến trái đất nhiều hơn là tăng bệnh nhân bị ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
C.1:
- Thành phần của không khí gồm:
+ Khí nitơ: chiếm tỉ trọng lớn nhất với 78%
+ Khí ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa..
Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)
Lớp vỏ khí được chia thành: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
C.2:
Vị trí:Tầng đối lưu là phần thấp nhất của khí quyển của một số hành tinh
Đặc điểm
+ Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)
+ Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C.
+ Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa,...
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
C.3:
lớp ô dôn nằm ở tầng bình lưu(khoảng 20 đến 50 km tính từ mặt đất)
Vai trò:Lớp ôdôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể con người, động vật và thực vật. Không có lớp ôdôn thì sự sống của sinh vật trên Trái Đất sẽ bị đe dọa.