C1 Đổi các đơn vị sau từ từ khối lượng ra trọng lượng 500 kg 10 kg 4g Câu 2 Trình bày cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ bộ Câu Ba nêu kết quả của vật khi chịu lực tác động của lực nêu ví dụ Câu 4 thế nào là lực cân bằng cho ví dụ câu 5 thế nào là giới hạn đo thế nào là độ chia nhỏ nhất xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất trên thước của em Nhanh lên nhà mình đang cần gấp 50 điểm đó

2 câu trả lời

Đáp án:

1. (1kg=10N; 100g=1N)

- 500 kg=>P=10m=10x500=5.000kg=50.000N

- 10 kg=>P=10m=10x10=100kg=1.000N

- 4g=>P=10m=10x4=40g=0,4N

2.

- Ước lượng thể tích vật rắn để chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

- Đặt bình chia độ thẳng đứng rồi đổ chất lỏng (nước) đến mức nhất định.

- Thả vật rắn vào bình sao cho phần trên cùng của vật rắn ngang mức nước ban đầu.

- Phần nước dâng lên là thể tích của vật rắn.

3. Khi lực tác dụng gây ra kết quả:
- Biến đổi chuyển động của vật.
- Biến dạng vật.
- Vừa biến dạng và vừa biến đổi chuyển động vật.

VD:  

- Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.

- Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.

- Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng.

4. 

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương (nằm trên một đường thẳng) nhưng ngược chiều tác dụng vào cùng một vật.

Ví dụ: Một quyển sách đặt trên bàn chịu tác dụng của 2 lực cân bằng. - Lực hút của trái đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

5. 

- Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 

Đáp án:

 Câu 1.  

 $m = 500kg \to P = 5000N$ 

$m = 10kg \to P = 100N$ 

$m = 10g = 0,01kg \to P = 0,1N$ 

Câu 2. 

- Đổ nước vào bình chia độ ở mức $V_1$ 

- Bỏ vật rắn vào bình chia độ, đo mực nước dâng lên $V_2$ 

- Tính thể tích vật: $V = V_2 - V_1$ 

Câu 3. Vật chịu tác dụng của lực sẽ bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. 

Ví dụ: Quả bóng đứng yên, bị tác dụng của lực đá của chân sẽ bị biến dạng (méo) và biến đổi chuyển động (chuyển động lên) 

Câu 4. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng phương, ngược chiều và có cùng độ lớn. 

Ví dụ: Vật nặng treo trên sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng là Trọng lực và lực căng của sợi dây. 

Câu 5. GHĐ là giá trị đo lớn nhất ghi trên dụng cụ.

ĐCNN là giá trị của hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.

Giải thích các bước giải:

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm