C1: Chép phần phiên âm, giải nghĩa, dịch thơ bài Ngắm trăng C2: Tìm những bài thơ viết về trăng của Bác và học thuộc. C3: Có ý kiến cho rằng 2 câu cuối bài Ngắm trăng là cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác. Em có đồng ý ko. Hãy chứng minh.

2 câu trả lời

C1.

Phiên Âm 

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch thơ

Trong tù ko rượu cũng ko hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

C2.

Một số bài thơ Bác Hồ viết về hình ảnh trăng như:  Đối nguyệt, Chơi trăng, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Thư trung thu năm 1951, ...

    • Bài thơ "cảnh khuya":

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

    Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Năm 1947 

    • Bài thơ "Rằm tháng riêng":

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên

         Yên ba thâm xứ đàm quân sự            

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" 

Mậu Tý (1948)

    • Bài thơ "Thư Trung thu 1951": 

"Trung thu trăng sáng như gương 
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 
Sau đây Bác viết mấy dòng 
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung

C3.

Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trò

C1.Phiên Âm 

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch thơ

Trong tù ko rượu cũng ko hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

C2.1. Vọng nguyệt 
Trong tù không rượu cũng không hoa, 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 

2. Trung thu 
....... 
Trung thu ta cũng tết trong tù, 
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu; 
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, 
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu. 

3. Rằm tháng giêng 
Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
Giữa dòng bàn bạc việc quân, 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. 

4. Dạ lãnh 
Đêm thu không đệm cũng không chăn, 
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an; 
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh, 
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang 

5. Thu dạ 
Trước cửa lính canh bồng súng đứng, 
Trên trời trăng lướt giữa làn mây; 
Rệp bò ngang dọc như thiết giáp, 
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay; 
............ 

6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi" 
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, 
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; 
Nay ở trong thơ nên có thép, 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. 

7. Tin thắng trận 
Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau, 
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 

8. Đối nguyệt 
Ngoài song, trăng rọi cây sân, 
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. 
Việc quân, việc nước bàn xong, 
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. 

9. Cảnh khuya 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 

10. Đi thuyền trên sông Đáy 
Dòng sông lặng ngắt như tờ, 
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo. 
Bốn bề phong cảnh vắng teo, 
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan. 
........ 

11. Cảnh rừng Việt Bắc 
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, 
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, 
Khách đến thì mời ngô nếp nướng, 
Săn về thường chén thịt rừng quay, 
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, 
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. 
Kháng chiến thành công ta trở lại, 
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. 

12. Chơi trăng 
Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng 
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng 
"Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ? 
Nhân dân cực khổ biết hay chăng ? 
.......... 

13. Thư Trung thu 1951 
Trung thu trăng sáng như gương 
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 
Sau đây Bác viết mấy dòng 
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...

C3.

Hai câu thơ cuối bài có thể coi là một cuộc vượt ngục về tinh thần

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Đây không phải là cuộc vượt ngục về tinh thần duy nhất của người tù cách mạng Hồ Chí Minh để tìm đến vầng trăng tri kỉ. Trong bài Trung thu, Bác cũng đã để lòng theo vời vợi mảnh trăng thu (Tâm tùng thu nguyệt công du du). Và vầng trăng trong bài Ngắm trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến, ngắm nhà thơ (khản thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau, ngắm nhau đã làm nổi bật tính cách song phương mãnh liệt của cả người và trăng. Tất nhiên đây là biện pháp nhân hoá của nghệ thuật văn chương, đã cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu. Hai câu thơ còn cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ ấy. Trong này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn đến say người. 

Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chúi bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chê độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng tìm đến đối diện đàm tâm với vầng trăng tri kỉ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
58 phút trước
0 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước