BT4: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các câu sau và nêu tác dụng của mỗi biện pháo tu từ đó a) Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta b) Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày c) Nói ngọt lọt đến xương d) Từ ấy trong lòng tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý trói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim e) Sen tân túc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

2 câu trả lời

a. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Nhân hoá

→ Tác dụng:

   + Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn

   + Coi trâu như bạn lao động cùng mình 

   + Qua bài ca dao này, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh một người nông dân chất phác, hiền hòa và chăm chỉ.

   + Đó là hình ảnh một người dân quê chỉ biết trông cậy vào hai bàn tay mình, mảnh đất và con trâu, để tìm kế mưu sinh và đóng góp của cải cho xã hội.

b. Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày.

So sánh

→ Tác dụng:

   + Tác giả so sánh quê hương với chùm khế ngọt cho ta thấy quê hương là những kỉ niệm hằn sâu trong kí ức, quê hương chứa những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn.

   + Tác giả so sánh quê hương với thứ gần gũi chúng ta nhất.

   + Nhờ BPNT so sánh trên mà độc giả cảm thấy quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi thiết tha với tuổi thơ, cảm nhận được tình yêu thương quê hương nồng thắm của tác giả.

c. Nói ngọt lọt đến xương

Nói quá

→ Tác dụng:

   + Câu nói trên nhắc đến phương châm hội thoại về Lượng

   + Cách ăn nói ngọt ngào , vừa lòng người nghe.

d. Từ ấy trong lòng tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý trói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Ẩn dụ

→ Tác dụng:

   + Hình ảnh ẩn dụ "bừng nắng hạ", "mặt trời chân lý" Từ "bừng" mang ý nghĩa là thức tỉnh, một sự thức tỉnh có quá trình. Nắng hạ là thứ nắng chói chang, nắng đẹp, tràn ngập niềm vui và sức sống.

   + Tác giả như bước ra, thoát khỏi chốn tăm tối, bế tắc, không lối thoát của cuộc đời để đến với ánh sáng của cách mạng và niềm tin.

   + Được bước vào hàng ngũ của đảng như là "chân lý",”mặt trời chân lý" của Đảng dẫn dắt làm cho tâm hồn nhà thơ trẻ lại, sục sôi ý chí đấu tranh, khơi dậy sức sống và cảm hứng sáng tạo cho tác giả.

e. Sen tân túc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

Hoán dụ

→ Tác dụng:

   + Sen – mùa hạ, cúc – mùa thu; diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.

`a`

`-` Nhân hoá

`→` Tác dụng:

`-` Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn

`-` Coi trâu như bạn lao động cùng mình 

`-` Qua bài ca dao này, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh một người nông dân chất phác, hiền hòa và chăm chỉ.

`-` Đó là hình ảnh một người dân quê chỉ biết trông cậy vào hai bàn tay mình, mảnh đất và con trâu, để tìm kế mưu sinh và đóng góp của cải cho xã hội.

`b` 

`-` So sánh

`→` Tác dụng:

`-` Tác giả so sánh quê hương với chùm khế ngọt cho ta thấy quê hương là những kỉ niệm hằn sâu trong kí ức, quê hương chứa những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn.

`-` Tác giả so sánh quê hương với thứ gần gũi chúng ta nhất.

`-` Nhờ BPNT so sánh trên mà độc giả cảm thấy quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi thiết tha với tuổi thơ, cảm nhận được tình yêu thương quê hương nồng thắm của tác giả.

`c`

`-` Nói quá

`→` Tác dụng:

`-` Câu nói trên nhắc đến phương châm hội thoại về Lượng

`-` Cách ăn nói ngọt ngào , vừa lòng người nghe.

`d`

`-` Ẩn dụ

`→` Tác dụng:

`-`Hình ảnh ẩn dụ "bừng nắng hạ", "mặt trời chân lý" Từ "bừng" mang ý nghĩa là thức tỉnh, một sự thức tỉnh có quá trình. Nắng hạ là thứ nắng chói chang, nắng đẹp, tràn ngập niềm vui và sức sống.

`-` Tác giả như bước ra, thoát khỏi chốn tăm tối, bế tắc, không lối thoát của cuộc đời để đến với ánh sáng của cách mạng và niềm tin.

`-` Được bước vào hàng ngũ của đảng như là "chân lý",”mặt trời chân lý" của Đảng dẫn dắt làm cho tâm hồn nhà thơ trẻ lại, sục sôi ý chí đấu tranh, khơi dậy sức sống và cảm hứng sáng tạo cho tác giả.

`e`

`-` Hoán dụ

`→` Tác dụng:

`-` Sen – mùa hạ, cúc – mùa thu; diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.

`#` `Tranhoang40860`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
6 lượt xem
2 đáp án
18 giờ trước

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: - Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: - Nhà người cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè? - Tâu bệ hạ - Ông đáp – Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. […] (Trích Yết Kiêu, theo Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam, tập một, Nguyễn Đổng Chi, NXB Giáo dục, 2000, tr.541) Câu 1. Chỉ ra những chi tiết kì ảo có trong ngữ liệu trên. Theo em, các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Yết Kiêu đã lập nên chiến công gì? Chiến công đó có ý nghĩa như thế nào với nhân dân, đất nước? Câu 3. Xác định từ láy trong câu văn sau và cho biết từ láy đó gợi ra hoàn cảnh của nhân dân như thế nào? “Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải”. Câu 4. “Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới” a. Xác định các cụm động từ trong câu trên. b. Cho biết các dấu phẩy trong câu trên có công dụng gì? Câu 5. Qua ngữ liệu trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Yết Kiêu.

10 lượt xem
1 đáp án
18 giờ trước