Bộ luật Hình sự năm 2015 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật Hình sự của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là bộ luật Hình sự năm 1995, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xét về mặt triết học việc bộ luật hình sự năm 2015 kế thừa các thành quả trong công tác xây dựng pháp luật trước đó là biểu hiện của hình thức phủ định nào? A. Phủ định biện chứng B. Phủ định khách quan. C. Phủ định của phủ định. D. Phủ định siêu hình. Khi giai cấp phong kiến nắm quyền, trong nội tai của xã hội phong kiến đã có sự tích lũy tư bản của các địa chủ, thương gia. Đó chính là sự tích lũy về lượng. Một khi lượng đã được tích lũy đủ thì giai cấp tư sản sẽ thực hiện bước nhảy đó chinh là cuộc cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến. Đó là quá trình tích lũy dần về lượng, khi đã đủ lượng thì thực hiện bước nhảy để dẫn đến sự thay đổi về chất. Và khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời nó đã phủ định chính quyền phong kiến, mà trước đó chế độ phong kiến đã phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ. Xét về mặt triết học đâu là sản phẩm phủ định của phủ định. A. Chế độ phong kiến. B. Chế độ tư bản chủ nghĩa. C. Tích lũy tư bản. D. Chế độ chiếm hữu nô lệ.

2 câu trả lời

Câu 1: Bộ luật Hình sự năm 2015 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật Hình sự của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là bộ luật Hình sự năm 1995, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xét về mặt triết học việc bộ luật hình sự năm 2015 kế thừa các thành quả trong công tác xây dựng pháp luật trước đó là biểu hiện của hình thức phủ định: 

A.Phủ định biện chứng.

B. Phủ định khách quan.

C. Phủ định của phủ định.

D. Phủ định siêu hình.

Câu 2: Khi giai cấp phong kiến nắm quyền, trong nội tai của xã hội phong kiến đã có sự tích lũy tư bản của các địa chủ, thương gia. Đó chính là sự tích lũy về lượng. Một khi lượng đã được tích lũy đủ thì giai cấp tư sản sẽ thực hiện bước nhảy đó chinh là cuộc cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến. Đó là quá trình tích lũy dần về lượng, khi đã đủ lượng thì thực hiện bước nhảy để dẫn đến sự thay đổi về chất. Và khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời nó đã phủ định chính quyền phong kiến, mà trước đó chế độ phong kiến đã phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ. Xét về mặt triết học đâu là sản phẩm phủ định của phủ định.

A. Chế độ phong kiến.

B. Chế độ tư bản chủ nghĩa.

C. Tích lũy tư bản.

D. Chế độ chiếm hữu nô lệ.

$#Bin$

Câu 1: A.Phủ định biện chứng 

`-` Giải thích: Vì phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật, hiện tượng mới

Câu 2:  B.Chế độ tư bản chủ nghĩa.

`-` Giải thích: Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật, hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định, triết học gọi đó là sự phủ định của phủ định. Trong câu trên, chế độ phong kiến đã phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng rồi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời lại  phủ định chính quyền phong kiến `->` Kết quả của 2 lần phủ định là: chế độ tư bản chủ nghĩa

Câu hỏi trong lớp Xem thêm