biện pháp so sánh : chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp so sánh

2 câu trả lời

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã:

        Với hình ảnh so sánh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã, câu thơ đã gợi tả được nhịp trôi rất nhanh của con thuyền đang băng băng lướt mình trên sóng nước thật nhanh, thật mạnh mẽ,

thật hùng tráng và tràn ngập sức sống.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng:

    Cánh buồm là biểu tượng của linh hồn quê hương, xứ sở, là hiện thân cho vẻ đẹp đầy cường tráng và dũng mãnh. Cánh buồm như bóng hình quê hương luôn gắn bó với con người trong hành trình ra biển lớn. Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi gần gũi, quen thuộc bỗng trở nên vừa lớn lao, thiêng liêng vừa thơ mộng vừa hùng tráng.

⇒ Biện pháp tu từ so sánh thể hiện cách sử dụng ngôn ngữ đầy sáng tạo, tài hoa của tác giả. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều liên tưởng bất ngờ thú vị khi đặt hai hình ảnh vốn đầy xa lạ gần nhau    " chiếc thuyền" với "con tuấn mã" (chiếc thuyền là sự vật k cử động được, lại dùng ở biển, tuấn mã là động vật, được dùng trên cạn, đoạn này là mình giải thích cho bạn hiểu nhé), khi ví 1 hình ảnh cụ thể, hữu hình "cánh buồm" với hình ảnh trừu tượng "hồn làng". Những sự sáng tạo ngôn ngữ ấy, tạo nên vẻ đẹp cho những câu thơ, tăng tính hấp dẫn. Qua đó, ta thấy được sự yêu mến, say mê, tự hào của tác giả trước vẻ đẹp của quê hương, biển cả, của con người của những chàng trai ngư phủ trong buổi ra khơi. (Câu cuối này là mình dùng cho cả đoạn văn nhé bạn)

(Nè bạn ơi, nếu mình làm tốt hãy vote cho mình 5 sao và bình chọn câu trả lời hay nhất nhé. Thật sự là mình đi tìm đủ nơi mới ra được đấy, tìm trong bài giảng online trên mạng, trong vở học ở lớp, hỏi mẹ, nói chung là tốn công lắm í, thật đấy, mình không xạo đâu. Và mình cam đoan là mình không hề sao chép ở đâu đâu nhé, đây là mình tổng hợp từ những nguồn mình tìm được, nếu bạn thấy trên mạng mà có câu nào giống ý nhỏ trong câu trả lời của mình (mình chắc chắn là chỉ giống nhiều nhất 2 í nhỏ thôi) thì chắc là người nào đó (mình cũng không biết nữa, cái người có ý giống mình đấy, tùy vào trang mạng bạn tìm hiểu) cũng coi trúng bài giảng mà mình học chăng??)

Cuối cùng, chúc bạn học tốt nhé ^_^.

  

- Tác dụng là diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi toát lên một sức sống mạnh mẽ ,một vẽ đẹp hùng tráng bất ngờ .

-tác dụng câu dưới là thể hiện hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao ,thiêng liêng vừa thơ mộng vừa hùng tráng ,và nó như là biểu tượng của linh hồn làng chài

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

8 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước