Biện pháp quản lý đạm đối với cây lúa trồng trên đất nhiễm mặn. Em cảm ơn.

2 câu trả lời

Biện pháp 1:

Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Biện pháp này bao gồm các công việc kỹ thuật chủ yếu trong quá trình cải tạo đất giảm độ mặn, do đó đòi hỏi nhiều tài nguyên đầu vào, chi phí cao nên rất khó đáp ứng đối với nông dân bình thường.

Biện pháp 2:

Biện pháp thứ hai, đó là chọn lọc giống lúa có khả năng chịu mặn hoặc thay đổi cấu trúc gen của cây lúa để có thể thích ứng với vùng trồng nhiễm mặn.  Biện pháp này nhằm vào khả năng cho cây trồng chịu đựng áp lực mặn đến mức độ tối đa để quản lý tài nguyên một cách tối ứu. Đây là căn cứ để phát triển những giống cây trồng hoàn toàn thích hợp và có khả năng chịu đựng độ mặn cao, phát triển tốt trong vùng đất bị nhiễm mặn.

Biện pháp 3

Biện pháp thứ ba  gọi là biện pháp hỗn hợp. Biện pháp thứ ba này được cho là biện pháp đầy hữu ích, ít tốn kém và kinh tế, có khả năng áp dụng nhất. Ngày nay, các chương trình khai hoang bao gồm cả hai phương pháp sinh học và hỗn hợp để khai thác vùng đất nhiễm mặn phục vụ cho trồng trọt. Ví dụ như việc áp dụng giống lúa chịu mặn kết hợp với bón thạch cao (gypsum) đã làm gia tăng hiệu quả sản xuất lúa.

1. Thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo tình hình xâm nhập mặn, nồng độ mặn trên các sông, rạch, kênh nội đồng. Củng cố hệ thống bờ bao và kênh mương nội đồng nhằm đảm bảo khả năng tưới nước, giữ nước và thoát nước khi cần thiết. Vào cuối vụ cần đặc biệt chú ý việc theo dõi độ mặn trong kênh mương, khi đất bị khô chỉ cần đảm bảo đủ ẩm độ cho lúa sinh trưởng bình thường, không đưa nước đã bị nhiễm mặn vào ruộng.   2. Thực hiện đúng lịch thời vụ theo khuyến cáo của ngành chức năng tại địa phương.   3. Sử dụng các giống lúa chống chịu phèn mặn.   4. Chăm sóc lúa khỏe, chú trọng việc bổ sung dinh dưỡng phù hợp trong điều kiện canh tác bị nhiễm mặn, cụ thể cần quan tâm các yếu tố:   -Tăng cường bón phân có chứa chất Canxi – Magie- Silic.   - Bón phân Kali sớm.   5. Xử lý ruộng lúa bị ngộ độc phèn.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm