Biện pháp hạn chế các ảnh hưởng xấu của Thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật Các bạn làm chất lượng một tí cho mình nha, cảm ơn các pạn nhìu '-')

2 câu trả lời

#Clickbim 

Biện pháp hạn chế các ảnh hưởng xấu của Thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật

`->` Bảo quản bằng cách bọc túi nilong để tránh tác phụ dính vào 

`->` Giảm tải việc sử dụng thuốc đi thay vào đó chăm sóc cây kỹ hơn (có vẻ không lq lắm)

`->` Có thể phun vào đất không vào cây trồng 

`->` Bọc màn nilong vào cây để không bị dính quá nhiều thuốc trừ sâu để không nhận quá nhiều thuốc 

`->`  Sử dụng thuốc có hệ số chọn lọc cao, phân huỷ nhanh

`->` Sử dụng đúng thời gian, đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng 

`->` Bảo quản phải tuân thủ quy định an toàn lao động, bảo vệ môi trường

hạn chế của thuốc trừ sâu :

– Ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật:

+ Do sử dụng không đúng quy trình, sử dụng nhiều với nồng độ cao… làm cháy, táp lá ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, giảm chất lượng nông sản.

+ Diệt trừ cả sinh vật có ích, phá vỡ cân bằng sinh thái

+ Xuất hiện quần thể sinh vật gây hại kháng thuốc.

– Ảnh hưởng đến môi trường

+ Thuốc hoá học BVTV theo nước mưa, nước tưới trôi xuống đất, ngấm vào nguồn nước gây ô nhiễm đất, nước ảnh hưởng xấu đến sinh vật thuỷ sinh.

+ Thuốc tồn lưu trong cơ thể cây trồng, vật nuôi theo thức ăn vào người gây bệnh hiểm nghèo.

+ Thực phẩm có dư thừa thuốc hoá học BVTV có thể gây ngô độc cấp tính.

– Biện pháp hạn chế:

+ Chỉ dùng thuốc hoá học BVTV khi dịch hại tới ngưỡng gây bệnh.

+ Sử dụng thuốc có hệ số chọn lọc cao, phân huỷ nhanh

+ Sử dụng đúng thời gian, đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng

+ Bảo quản phải tuân thủ quy định an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

hạn chế của thuốc bảo vệ thực vật : Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ nhiều năm trước đây với nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường. Hiện nay, các loại thuốc BVTV thế hệ mới có độc tính thấp, ít tồn lưu trong môi trường đang thay thế dần các loại thuốc cũ. Tuy nhiên, dù là loại thuốc BVTV nào cũng đều có tính chất độc hại, bởi bản chất của thuốc BVTV là dùng độc tố để tiêu diệt sâu bọ và mầm bệnh. Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, một nông dân ở khu 4, xã Tử Đà, huyện Phù Ninh nhớ lại: Chỉ cách đây hơn 20 năm, cứ gần đến mùa gặt là người lớn, trẻ em đều tranh thủ buổi tối ra đồng bắt châu chấu, muồm muỗm về làm thức ăn. Ở kênh mương, các loại tép, tôm, cua từng đàn bơi lội, be bờ tát một lúc là kiếm được mẻ thức ăn ngay. Bây giờ thì do sử dụng thuốc BVTV quá nhiều nên những loại tôm, tép nhỏ đó rất hiếm. Ngay cả châu chấu, cào cào cũng ít hơn trước.

Việc sử dụng thuốc BVTV bừa bãi không chỉ khiến sức khỏe của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi tồn dư trong sản phẩm mà còn gây ô nhiễm nguồn tài nguyên đất, nước sinh hoạt, môi trường sống... mà còn tác động trực tiếp đến tính mạng của người sản xuất. Theo số liệu của khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội thì chỉ trong năm 2016 đã có gần 500 ca ở các tỉnh miền Bắc phải cấp cứu do bị nhiễm độc khi đang sử dụng các loại thuốc BVTV, chủ yếu là thuốc trừ cỏ.

Việc lạm dụng thuốc BVTV đang xảy ra khá phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, người dân sử dụng thuốc BVTV tùy tiện, không theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn nên việc lạm dụng thuốc BVTV càng trở nên nguy hiểm, trong đó đáng lo ngại nhất là rau ăn lá, rau gia vị, cây ăn quả… Đại bộ phận bà con nông dân khi phát hiện thấy sâu bệnh là mua thuốc của các cửa hàng kinh doanh, pha và phun theo kinh nghiệm hoặc hướng dẫn của cửa hàng. Việc nhiều lô chè xuất khẩu của một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đã bị hoàn trả do tồn dư thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép trước đây là minh chứng rõ rệt. Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh, khiến cho có những thời điểm người trồng chè lao đao vì giá xuống quá thấp; doanh nghiệp tồn tới hàng ngàn tấn chè, sản xuất bị ngừng trệ...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm