Bằng đoạn văn khoảng 7 câu theo phép lập luận diễn dịch,hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối bài Ngắm trăng

2 câu trả lời

Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng - người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Qủa là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xoa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.

Trong khổ cuối bài Ngắm Trăng có bptt mà ta vần chú ý :

" Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt Tòng song khích khán thi gia."

Nhân , nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở đầu hai câu thơ, cái song sắt chắn ở giữa. trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo, bất lực. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng mê Trăng thì Trăng cũng mê người.Đâykhông chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả sử dụng chữ "nhân ",ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng chữ "thi gia",.Hai chữ ấy tuy chỉ cùng một đối tượng nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng đấy là nhà thô.Có thểnói đã có một cuộc vượt ngục được hoàn thành một cách thần kỳ.Bác đã quên đi cái hiện thực phũ phàng nghiệt ngã chốn tù lao để thưởng thức ánh trăng sáng như cái thú thanh cao của thi sĩ.Giản dị mà độc đáo: ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và đã trở thành tri âm tri kỷ của Bác