bài thuyết minh chiếc nón lá ngắn gọn nhất nhưng ý nghĩa( ko dc chụp gửi)

1 câu trả lời

Từ lâu, chiếc nón lá đã trở thành vật dụng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh thiếu nữ mặc tà áo dài thướt tha bên chiếc nón bài thơ đã làm nên bản sắc của đất nước. Có thể nói, chiếc nón lá là một phần hồn, một phần người, một phần trầm tích của nền văn hóa xứ sở.

Chiếc nón xuất hiện vào thế kỉ XIII, thời nhà Trần. Khi ấy, nón có bốn loại: nón tam giang cho các ông già bà cả, nón lá cho nhà giàu, quyền quý, nón tu lờ cho nhà sư, nón chéo vành cho lính. Thời xưa, nón thúng rộng vành nặng, đến đầu thế kỉ XX được cải tiến như bây giờ, nhẹ nhàng và thanh thoát. Đó là nón chóp nhọn đầu, loại nón được dùng phổ biến nhất.

Nón làm từ ba loại vật liệu: tre để làm vành, lá để lợp, sợi móc để khâu. Lá làm nón là lá gồi, lá cọ được lấy từ vùng trung du hoặc núi cao. Để lá có độ bền phải qua một quá trình sơ chế: phơi khô trong nắng nhẹ, sấy bằng hơi đốt diêm sinh sao cho lá có màu trắng, chọn những lá bánh tẻ có độ bền cao rồi dùng bàn là là cho phẳng. Thân tre chẻ nhỏ, chuốt tròn rồi uốn thành 16 vành với kích thước khác nhau.

Sợi móc bằng nilong bán nhiều trong các cửa hàng tạp hóa. Khung nón gồm 5 thanh tre dẹt, mỗi thanh dài khoảng 25cm có từ 15 đến 16 khấc với khoảng cách đều nhau. Để khớp các vành, một đầu các thanh tre chụm vào nhau để tạo chóp nhọn còn đầu kia gắn vào vành to nhất.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu và công cụ như kim, dao, kéo… người thợ bắt đầu dựng khung, khớp vàng vào khung và lợp lá nón. Là được lợp hai lớp, ở giữa có thể thêm một lớp mo tre. Khi lợp phải chú ý lợp sao cho đều, cho kín. Lợp xong bắt đầu khâu để khớp vàng nón với lá nón. Đường khâu bắt đầy từ vàng nhỏ nhất dần đến các vành to hơn. Khâu nón là việc đòi hỏi phải cẩn thận và tỉ mỉ nhất, mũi kim phải nhỏ, đường chỉ phải đều.

Trong các vật dụng đội đầu thì chiếc nón là có giá cả vừa phải và dùng để che mưa che nắng là tốt hơn cả. Với hình chóp nhọn, trời mưa nhanh róc nước còn trời nắng thì thoáng mát. Nón gắn bó với người nông dân hết cả cuộc đời. Nghề làm nón còn tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân lúc nông nhàn. Những làng nghề nổi tiếng đã có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước châu Âu, châu Á đem lại lợi nhuận không nhỏ.

Người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài, đội trên đầu chiếc nón lá toát lên vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng, dịu dàng. Chiếc nón còn sử dụng làm đạo cụ trong các điệu múa truyền thống như múa nón.

Cuộc sống hiện đại ngày nay có nhiều vật dụng có thể thay thế chiếc nón như mũ, ô song không thể phủ nhận vai trò của chiếc nón trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Người Việt Nam có quyền tự hào về chiếc nón lá bởi nó là bản sắc dân tộc, là nét đẹp riêng của nền văn hóa Việt. Mỗi công dân chúng ta phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc dân tộc đến những vật dụng như nón lá không bị lãng quên theo thời gian.