Bài tập 8. Hãy điền dấu hai chấm, dấu ngoặc kép phù hợp vào đoạn trích sau cho phù hợp: a. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của em con đó. (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) b. Thầy đồ trợn mắt lên cãi văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có. (Theo Truyện cười dân gian) c. Đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người. (Theo Thái An) d. Sau khi nghe Binh Tư kể chuyện, ông giáo đã nghĩ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại theo một nghĩa khác. e. Trong bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai có viết Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

2 câu trả lời

Bài làm: 

Bài tập 8. Hãy điền dấu hai chấm, dấu ngoặc kép phù hợp vào đoạn trích sau cho phù hợp:

a. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

b. Thầy đồ trợn mắt lên cãi: "văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có".

c. Đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.

d. Sau khi nghe Binh Tư kể chuyện, ông giáo đã nghĩ: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại theo một nghĩa khác".

e. Trong bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai có viết: "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay".

Bài 8: 

a. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi 
sẽ nói rằng: "không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của 
em con đó". (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
b. Thầy đồ trợn mắt lên cãi: "văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, họa chăng 
người nhà ông chết nhầm thì có". (Theo Truyện cười dân gian)
c. "Đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người". (Theo Thái 
An)
d. Sau khi nghe Binh Tư kể chuyện, ông giáo đã nghĩ: "Không! Cuộc đời chưa 
hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại theo một nghĩa khác".
e. Trong bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai có viết: "Tiếng Việt có 
những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay".