Bài 6: sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy Câu 1: Người nguyên thủy phát hiện ra kim loại vào thời gian nào? Câu 2: Kim loại đầu tiên tìm thấy là kim loại gì? Câu 3: Người nguyên thuỷ đã dùng kim loại để làm gì? Câu 4: Công cụ bằng kim loại có tác dụng như thế nào trong đời sống của con ngườ? Câu 5: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã ? Bài 7: Ai Cập – Lưỡng Hà cổ đại Câu 6: Tại sao nói Ai Cập – Lưỡng Hà là tặng phẩm của những dòng sông? Câu 7: Ngành kinh tế chính của người Ai Cập – Lưỡng Hà là ngành gf? Câu 8: Nhà nước Ai cập cổ đại thành lập vào thời gian nào? Câu 9: Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại thành lập vào thời gian nào? Câu 10: Nhà nước Ấn độ - Lưỡng Hà cổ đại gọi là nhà nước:……………. Câu 11: Thế nào là nhà nước Quân chủ chuyên chế? Bài 8: Ấn độ cổ đại Câu 12: Nền Văn minh Ấn Độ được hình thành ở đâu?: ……… Câu 13: Thành thị đầu tiên của người Ấn được thành lập khi nào? Câu 14: Chế độ Đẳng cấp Vác – na ở Ấn độ do ai thành lập?................ Câu 15: Chế độ đẳng cấp vác – na là gì?............................................... Câu 16: Lễ hội linh thiêng nhất của Ấn độ là gì?................................

1 câu trả lời

Bài 6: sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy

Câu 1:

- Buổi đầu của thời đại kim khí. Cho tới khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra đồng kim loại.

Câu 2:

- Kim loại đầu tiên đc tìm thấy là đồng.

Câu 3:

- Con người biết dùng kim loại để chế tạo công cụ và làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa.

Câu 4:

- Công cụ kim loại hơn hẳn công cụ đá vì nó sắc hơn, cứng hơn, nó có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, tăng năng suất lao động, sẳn phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa.

Câu 5:

- Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy là do tư hữu xuất hiện dẫn đến những người trong thị tộc không thể ăn chung, làm chung. Xã hội bắt đầu hình thành giai cấp. Kể từ đó, xã hội nguyên thủy tan rã.

Bài 7: Ai Cập – Lưỡng Hà cổ đại

Câu 6:

- Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông Ơ-phrát và Ti-gơ-rơ ở khu vực Tây Nam Á, cung cấp nguồn nước dồi dào, cùng với phù sa màu mỡ tạo nên những cánh đồng rộng lớn do phù sa các sống bồi đắp.

Câu 7:

- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại vì các quốc gia này hình thành ở lưu vực các dòng sông nên đất đai phì nhiêu, dễ canh tác; nguồn nước tưới dồi dào,... thuận lợi cho nông nghiệp.

Câu 8:

- Nền văn minh Ai Cập mà được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập) với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaon đầu tiên (Narmer, thường được gọi là Menes).

Câu 11:

- Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại hoặc không hề có tác dụng trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế đã có mặt từ thời cổ đại và phát triển mạnh tại các quốc gia phong kiến phương Đông.

Bài 8: Ấn độ cổ đại

Câu 12:

- Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở tây-bắc Ấn. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương.

Câu 15:

- Sự phân biệt về chủng tộc màu da

Câu 16:

- Kumbh có nghĩa là Nectar – Tirtha, là cánh cửa có thể dẫn từ thế giới vật chất đến tinh thần, là lễ hội linh thiêng lớn nhất của người theo đạo Hindu (ở Ấn Độ), được tổ chức ba năm một lần.

NHỮNG CHỖ IN ĐẬM + IN NGIÊNG + GẠCH CHÂN LÀ NHỮNG Ý CHÍNH NHÁ

có vài chỗ mik ko bt làm, mong bn thông cảm nhá ^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm