Bài 5: Một tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm (có 2n = 8) đã nguyên phân liên tiếp một số đợt và đã cần môi trường nội bào cung cấp 248 NST đơn. a) Tính số đợt nguyên phân của tế bào mẹ. b) Các tế bào con sinh ra đều giảm phân, tính số giao tử sinh ra. c) Nếu mỗi cặp NST đều có 2 Nst cấu trúc khác nhau, không có đột biến và trao đổi đoạn trong giảm phân thì số loại giao tử sinh ra tối đa từ một quần thể ruồi giấm bằng bao nhiêu? Giúp mình với ạ

2 câu trả lời

a.

* Gọi số lần nguyên phân của tế bào ban đầu là `k`

- Theo bài ra, ta có:

`(2^k - 1) × 8 = 248`

`⇒ 2^k - 1 = 31`

`⇒ 2^k = 32`

`⇒ k = 5`

Vậy tế bào ban đầu đã nguyên phân `5` lần

b.

- Nếu cơ thể đang xét mang giới tính đực thì khi giảm phân bình thường số giao tử được tạo ra là:

`2^5 × 4 = 128` giao tử

- Nếu cơ thể đang xét mang giới tính cái thì khi giảm phân bình thường số giao tử được tạo ra là:

`2^5 × 1 = 32` giao tử

c.

- Nếu mỗi cặp NST đều có 2 NST cấu trúc khác nhau, không có đột biến và trao đổi đoạn trong giảm phân thì số loại giao tử sinh ra tối đa từ một quần thể ruồi giấm là:

`2^4 = 16` loại giao tử

Bài 5:

$a$,

Gọi $k$ là số lần nguyên phân

Số NST môi trường cung cấp:

$2n×(2^k-1)=8×(2^k-1)=248$

⇒$k=5$

$b$,

Số tế bào con tạo ra sau nguyên phân :

$2^5=32$

Số tế bào con tạo ra sao giảm phân:

+Nếu tế bào đó là tế bào đực : 

Tạo ra $32×4=128$ tinh trùng

+Nếu tế bào đó là tế bào cái:

Tạo ra $32$ trứng

$c$,

Số loại giao tử tối đa: $2^n=2^4=16$

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm