BÀI 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biến chứng, để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn thì các mặt đối lập phải A. liên hệ gắn bó và chuyển hóa lẫn nhau. B. liên tục đấu tranh với nhau. C. thống nhất biện chứng với nhau. D. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Câu 2: Trong mỗi mâu thuân, sự thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho hai mặt đối lập A. tách biệt nhau. B. gắn bó với nhau. C. bài trừ nhau D. gạt bỏ nhau. Câu 3: Trong mỗi mâu thuân, sự thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho hai mặt đối lập A. tách biệt lẫn nhau. B. làm tiền đề cho nhau. C. bài trừ lẫn nhau D. gạt bỏ lẫn nhau. Câu 4: Trong mỗi sinh vật, bên cạnh quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa để đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển, mối liên hệ gắn bó như vậy triết học gọi là A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. sự bài trừ giữa các mặt đối lập. C. sự triệt tiêu giữa các mặt đối lập. D. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 5: Trong mỗi nền kinh tế, nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng và ngược lại, mối liên hệ gắn bó như vậy triết học gọi là A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. sự bài trừ giữa các mặt đối lập. C. sự triệt tiêu giữa các mặt đối lập. D. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 6: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đấu tranh giữa các mặt đối lập biểu hiện ở chỗ trong quá trình vận động và phát triển, chúng luôn luôn A. tách biệt nhau. B. gắn bó với nhau. C. liên hệ với nhau D. gạt bỏ nhau. Câu 7: Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học? A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”. B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn” C. Tiến hành phê bình và tự phê bình. D. Điều hòa mẫu thuẫn. Câu 8: Cặp khái niệm nào dưới đây nói đến hai mặt đối lập trong kinh tế? A. Tiến bộ – lạc hậu. B. Tăng trưởng – phát triển. C. Tài nguyên – chính sách. D. Sản xuất – tiêu dùng. Câu 9: Nguyên nhân tạo nên sự suy thoái hay tiến bộ của nền đạo đức xã hội theo quan điểm của Triết học là sự đấu tranh giữa A. pháp luật và đạo đức. B. phong tục và tập quán. C. cái thiện và cái ác. D. cái được và cái mất. Câu 10: Hai mặt đối lập nào sau đây là nguồn gốc của sự ra đời của nhà nước Phong kiến thay cho nhà nước Chiếm hữu nô lệ? A. Nông dân – địa chủ. B. Chủ nô – nô lệ. C. Tư hữu – công hữu. D. Tư sản – vô sản. Câu 11: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là A. sự vật cũ được thay thế bằng sự vật mới. B. sự vật hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực. C. sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ. D. sự vật hiện tượng bị tiêu vong. Câu 12: V. I.Lê – nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu nói này của Lê-nin bàn về A. nguồn gốc của sự phát triển. B. hình thức của sự phát triển. C. nội dung của sự phát triển. D. điều kiện của sự phát triển. Câu 13: Nhận định nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học? A. Các mặt đối lập của mâu thuẫn có sự thống nhất với nhau. B. Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập. C. Các mặt đối lập của mâu thuẫn có sự đấu tranh với nhau. D. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Câu 14: Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Bảng đen và phấn trắng B. Cây cao và cây thấp. C. Mặt thiện và ác trong con người. D. Thước dài và thước ngắn Câu 15: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết Triết học gọi là A. sự đồng nhất giữa các mặt đối lập. B. quy luật tồn tại của sinh vật. C. quy luật đấu tranh sinh tồn của sinh vật. D. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 16: Quá trình thực hiện bình đẳng giới trong xã hội hiện nay, xét đến cùng là sự đấu tranh giữa A. cái tiến bộ và cái lạc hậu. B. quá khứ và hiện tại. C. niềm tin và lương tâm. D. cái chung và cái riêng. Câu 17: Cặp khái niệm nào dưới đây nói đến hai mặt đối lập trong đạo đức xã hội? A. Nghĩa vụ – tự trọng. B. Danh dự - nhân phẩm. C. Bản năng – lí trí. D. Thiện - ác. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa hai mặt đối lập của mâu thuẫn? A. Liên hệ gắn bó với nhau. B. Làm tiền đề tồn tại cho nhau. C. Cùng tồn tại trong một mâu thuẫn. D. Gạt bỏ, bài trừ nhau. Câu 19: Cặp khái niệm nào dưới đây nói đến hai mặt đối lập của vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? A. Sông ngòi – biển cả. B. Bốc hơi – ngưng tụ. C. Bão – lũ lụt. D. Hạn hán – mưa lũ. Chỉ cần đáp án thôi, không cần lời giải, cảm ơn mọi người nhiều.
2 câu trả lời
Câu 1: D (Mâu thuẫn là 1 chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau)
Câu 2: B (Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau)
Câu 3: B (Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau)
Câu 4: D (Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau)
Câu 5: D (Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau)
Câu 6: D (Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là hai mặt đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau)
Câu 7: C (Biện pháp giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống là phải tiến hành phê bình và tự phê bình, tránh thái độ xuê xoa, dĩ hoà vi quý, không dám đấu tranh chống lại cái tiêu cực)
Câu 8: D (Sản xuất: tạo ra sản phẩm, tiêu dùng: triệt tiêu sản phẩm `->` Mâu thuẫn)
Câu 9: A (Nguyên nhân tạo nên sự suy thoái hay tiến bộ của nền đạo đức xã hội theo quan điểm của Triết học là sự đấu tranh giữa pháp luật và đạo đức)
Câu 10: B (Sự đấu tranh giai cấp giữa nô lệ với giai cấp chủ nô làm cho xã hội chiếm hữu nô lệ tiêu vong, hình thành xã hội phong kiến)
Câu 11: A (Sự vật, hiện tượng nào cũng gồm nhiều mẫu thuẫn khác nhau và khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật, hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hoá thành sự vật, hiện tượng khác)
Câu 12: A (Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng)
Câu 13: D (Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau `->` Loại A, B, C)
Câu 14: C (Đáp án A, B, D là những mâu thuẫn thông thường, chỉ là trạng thái xung đột)
Câu 15: D (Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau)
Câu 16: A [Thực hiện bình đẳng giới (đây là cái tích cực, tiến bộ) giới là xoá bỏ những cái lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ]
Câu 17: D (Hai mặt đối lập là những khuynh hướng, đặc điểm...mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, thiện >< ác)
Câu 18: D (Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau)
Cau 19: B (Hai mặt đối lập là những khuynh hướng, đặc điểm...mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau)