Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu (Khi con tu hú – Tố Hữu, Ngữ Văn 8 tập II) Câu 1: Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì? Câu 2: Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3: Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bày”, kết thúc bài thơ nhà là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì? Bài 3. Nêu chức năng câu nghi vấn trong những câu sau? a. Bác ăn cơm rồi à? b. Bạn viết bài này chăng? c. “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” (Ngô Tất Tố) d. “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…” (Ngô Tất Tố) e. “Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?” (Nam Cao) f. “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?”

2 câu trả lời

Bài 2

1. Hoàn cảnh sáng tác : Sáng tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam.

- Bài thơ thuộc thể thơ lục bát.

2.  Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu cảm thán vì câu thơ nói lên ước muốn , khát vọng của tác giả , hơn nữa nó kết thúc bằng dấu chấm than nên nó thuộc câu cảm thán.

3. Việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ, khắc họa một cách rõ nét tiếng chim tu hú chính là âm thanh của mùa hè, âm thanh của cuộc sống. Nó gợi dậy khát vọng tự do, ý thức muốn phá tan ngục tù để tìm đến cuộc sống tươi đẹp ngoài song sắt.

Bài 3

a. Câu nghi vấn dùng để hỏi

b. Câu nghi vấn dùng để hỏi

c. Câu nghi vấn dùng để khẳng định.

d.Câu nghi vấn dùng để khẳng định.

e. Câu nghi vấn dùng để khẳng định.

f. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc

BÀI 2:

C1: Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7 - 1939, khi tác giả mới bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ

      Thuộc thể thơ lục bát

C2: Câu thứ 2 thuộc kiểu câu cảm thán vì nó bộc lộ cảm xúc uất ức khi bị giam cầm của tác giả

C3: Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở câu thơ cuối như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ. Thế nhưng 2 âm thanh ấy đều từ thế giới tự do

BÀI 3:

a) Hỏi

b) Hỏi

c) Răn đe, đe dọa

d) Bộc lộ cảm xúc hoảng sợ

e) Bộc lộ cảm xúc buồn bã, đồng cảm

f) Bộc lộ cảm xúc đau khổ, dằn vặt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
35 phút trước
0 lượt xem
2 đáp án
37 phút trước