Bài 1: Trong 2 văn bản sau văn bản nào là văn bản thuyết minh? Vì sao? Văn bản 1: “ Quên tôi, dừa là hình ảnh quen thuộc không thể tách rời khỏi tuổi thơ cũng như cuộc sống chúng tôi. Tôi nhớ lúc đi học cô giáo đọc cho chúng tôi nghe bài thơ về cây dừa: “ Tôi lớn lên đã thấy cây dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi dừa có tự bao giờ” Dừa không chỉ gắn bó với chúng tôi trong thơ mà còn mang lại cho chúng tôi biết bao lợi ích: còn gì bằng được uống nước dừa mát lạnh ngọt lịm vào buổi trưa hè nóng nực, cơm dừa béo ngọt, có thể làm mứt ngày tết. Còn những trò chơi từ lá dừa: thắt hai con cào cào, con rít, những chiếc nhẫn xinh xắn, thú vị vô cùng. Cọng dừa có thể làm nên những cây chổi quét sân cứng cáp mà dẻo dai làm sạch sân, nhà cửa. Thế đấy, cây dừa luôn luôn tồn tại bên cạnh cuộc sống con người.” Văn bản 2: “ Việt Nam có một vùng nổi tiếng với loài cây mang lại nhiều lợi ích. Đó là Bến Tre với những rừng dừa bạt ngàn. Nói dừa mang lại nhiều lợi ích rất đúng. Đầu tiên là nước dừa, có thể dùng để uống, làm nước màu, làm gia vị; rồi đến cơm dừa: làm mứt, làm kẹo dừa; kế đến là cọng dừa làm chổi, làm giỏ sách, cả gáo dừa cũng được tận dụng: làm gáo múc nước, làm đồ trang trí lưu niệm, làm hoa tai, trang sức. Dừa gắn bó với cuộc sông người dân Bến Tre từ lâu nay không thể tách rời”
2 câu trả lời
Bài 1.
- Văn bản thuyết minh là văn bản 2.
- Vì: theo định nghĩa, văn bản thuyết minh là loại văn bản thông dụng trong đời sống hằng ngày, cung cấp đầy đủ các tri thức về đặc điểm, tính chất , nguyên nhân của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, trong xã hội.Tri thức phải mang tính khách quan, xác thực và hữu ích.Ngôn ngữ phải chính xác, khoa học, chặt chẽ, rõ ràng.
- Ở trong văn bản 2, văn bản đem đến cho người đọc tri thức về lợi ích của cây dừa.Tri thức này mang tính khách quan, hữu ích cho đời sống hằng ngày; có ngôn ngữ khoa học, chính xác, rõ ràng.
- Văn bản 1 không là văn bản thuyết minh vì: văn bản này không mang tính khách quan.Vì văn bản thuyết minh cần có ngôn ngữ khoa học, chặt chẽ nên cần hạn chế cho yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả,....vào bài văn.Nhưng ở văn bản 1 lại có yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.Vì thế, văn bản 1 không là văn bản thuyết minh.
` # Chớp# `
Trong 2 văn bản sau văn bản nào là văn bản thuyết minh? Vì sao?
`=>` Văn bản thứ `2` là văn thuyết minh
`@` Vì :
`-` Trong văn bản `1` kết hợp yếu tố miêu tả `+` biểu cảm `+` tự sự `->` trong văn thuyết minh không chứa đựng các yếu tố ấy. Văn bản không có tính khách quan, giơiws thiệu vẫn còn sơ sài, chưa đầy đủ và logic. Nói tóm lại, trong đoạn văn có chứa các yếu tố miêu tả `+` biểu cảm `+` tự sự `-> không phải văn thuyết minh
`-` Trong văn bản thứ `2`, mạng tính khác quan, những chi tiết giới thiệu, trình bày chính xác tính chất của cây dừa, chặt chẽ, mang lại những hữu ích cho con nguời trong cuộc sống, chúng giúp cho con người hiểu biết hơn vè cơ sở tự nhiên ngoài xã hội.
`@` Định nghĩa :
`=>` Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức ( kiến thức ) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,.. của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
`=>` Tri thức phải mang tính khách quan, xác thực và hữu ích cho con người
`=>` Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn