Bài 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định? Ròng rọc cố định giúp A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo. B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. D. cả ba kết luận trên đều sai. Bài 2: Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng A. ròng rọc cố định B. mặt phẳng nghiêng. C. đòn bẩy. D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy. Bài 3: Chọn câu đúng: A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực. B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định. C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực. D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực. Bài 4: Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây? A. Một ròng rọc cố định. B. Một ròng rọc động. C. Hai ròng rọc cố định. D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động? Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. bằng trọng lượng của vật. C. nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo. Bài 6: Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi A. về lực B. về hướng của lực C. về đường đi D. Cả 3 đều đúng Bài 7: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc? A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao. B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột. C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực. D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động. Bài 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực? A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy Bài 9: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà. B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh. C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên. D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao. Bài 10: Người ta dùng một Pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 3 ròng rọc động để đưa một vật có khối lượng m = 0,3 tấn lên độ cao 1,5 m. Xác định quãng đường sợi dây phải đi. cần gấp

2 câu trả lời

Đáp án:

1. B

2. A

3. C

4. D

5. C

6. D

7. C

8. A

9. D

10. 9 m 

Giải thích các bước giải:

1. B

→ Ròng rọc cố định: làm thay đổi hướng của lực kéo (so với khi kéo trực tiếp)

2. A

→ Ròng rọc ở giếng thường là ròng rọc cố định hoặc ròng rọc động

→ Ở đây chỉ có ròng rọc cố định nên chọn A

3. C

Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực (sai) vì ròng rọc cố định: làm thay đổi hướng của lực kéo (so với khi kéo trực tiếp) ⇒ Loại A

→ Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định (sai) vì trong hệ thống ròng rọc luôn có ròng rọc cố định và ròng rọc động. ⇒ Loại B

→ Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực (đúng)

→ Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực (sai) vì

         - Ròng rọc cố định: làm thay đổi hướng của lực kéo (so với khi kéo trực tiếp)

         - Ròng rọc động: có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực

⇒ Loại A, B, D ⇔ Chọn C

4. D

Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định

5. C

Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

6. D 

Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi về lực, về hướng của lực, về đường đi

7. C

Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực vì đây là dùng đòn bẩy

8. A

Ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực kéo (so với khi kéo trực tiếp)

9. D

Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao

10. 9 m

Vì ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực nhưng thiệt 2 lần về đường đi 

⇒  3 ròng rọc động cho ta lợi `2 . 3 = 6` lần về lực và thiệt 6 lần về đường đi

→ Ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực cứ không có tác dụng làm giảm hay tăng lực.

Quãng đường sợi dây phải đi là:

           s = h . 6 = 1,5 . 6 = 9(m)

s: quãng đường sợi dây phải đi

h: độ cao

1.B

2.A

3.C

4.D

5.C

6.D

7.C

8.A

9.D

10.

Vì ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực nhưng thệt 2 lần về đường đi nên 3 ròng rọc động cho ta lợi 2.3 = 6 lần về lực và thiệt 6 lần về đường đi, ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực cứ không có tác dụng làm giảm hay tăng lực.

Nên:

Quãng đường sợi dây phải đi là:

s = h.6 = 1,5.6 = 9(m)