Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều thuốc xái cũ: - Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai: - Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy! (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) 1. Tìm các câu cầu khiến có trong đoạn văn trên. 2. Những câu cầu khiến đó là lời của ai? 3. Qua những câu cầu khiến trong đoạn văn, ta hiểu gì về tính cách của nhân vật (người nói)? Bài 2: Cho câu thơ sau: Sáng ra bờ suối, tối vào hang 1. Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 2. Em hãy chép chính xác ba câu tiếp theo để hoàn thành bài thơ. 3. Theo em, khi thay từ "chông chênh" trong câu thơ "Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng" bằng từ "thênh thênh" hoặc "thênh thang" thì ý nghĩa câu thơ có thay đổi không? Vì sao? 4. Bài thơ tưởng như nói chuyện hàng ngày ở Pác Pó nhưng lại kết thúc bằng một câu thơ đầy ý nghĩa: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Theo em vì sao nhà thơ lại thấy cuộc đời cách mạng đầy gian khổ ấy là sang? 5. Phân tích sự kết hợp chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ 6. Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Hồ Chí Minh trong bài thơ em vừa xác định ở trên Bài 3: Hãy đọc và so sánh bài thơ dưới đây với bài "Tức cảnh Pác Bó" về đề tài, hình ảnh, cảm hứng thơ để thấy tư thế ung dung, lạc quan của Bác trong hoàn cảnh sống gian khổ ở Pác Bó: Pác Bó hùng vĩ Non xa xa, nước xa xa, Nào phải thênh thang mới gọi là. Đây suối Lê-nin, kia núi Mác, Hai tay xây dựng một sơn hà. mik gần gấp!cảm ơn bạn đã giải!

1 câu trả lời

1 + 2:

Thằng kia! Của cai lệ.

Nộp tiền sưu! Mau! Của cai lệ.

Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy! Của người nhà lí trưởng.

3. Tính cách của cai lệ rất hung hăng.

Bài 2:

1. Câu thơ trên trong bài thơ "Tức cảnh Pác Bó". Của Hồ Chí Minh.

 Sáng ra bờ suối, tối vào hang, 

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch Sử đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

6.

Nhắc đến Bác Hồ- người Cha vĩ đại của dân tộc là nhắc đến một người cách mạng thao lược tài ba, một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Và khi nghĩ đến Người, ta cũng không sao quên được nếp sống giản dị và một tâm hồn thanh cao trong con người Bác. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua bài "Tức cảnh Pác Pó", bài thơ ngắn gọn, cô đúc và giàu ý nghĩa. Qua bài thơ, ta thấy được hình ảnh Bác với những nét đẹp đáng học hỏi ở cách sống ngay cả trong những lúc giận khổ, khó khăn nhất.

" Sáng ra bờ suối tối vào hàng
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn ghế chông chênh dịch sử Đảng"

Trở về quê hương tiếp tục con đường làm cách mạng, cuộc sống của Bác cũng như bao nhiêu người chiến sĩ lúc bấy giờ. Trong hang Pác Pó, Bác sống với đời sống quá đỗi giản dị, bình thường. Bữa cơm ngon không phải là cao lương mỹ vị, bữa cơm ngon chỉ có cháo bẹ, rau măng, hai từ " sẵn sàng" ánh lên sự đủ đầy, sẵn có chứ không có nét gì thiều thốn, nghèo đói nơi đây cả. Nơi ở của Bác cũng bình thường, không phải là chốn chăn ấm, không phải nhà cao cửa rộng mà chính là hang Pác Pó. Giữa núi rừng hoang sơ, trong hàng có chật hẹp, tù túng, song ở Người vẫn toát lên phong thái ung dung, thoải mái dẫu có khó khăn, khổ sở nhất.

" Bàn ghế chông chênh dịch sử Đảng"

Nơi ăn, chốn ở , chỗ làm cần đủ đầy nhất để có một tình thần thoải mái, làm việc có chất lượng. Thì với Bác, cuộc sống dù vất vả, điều kiện việc làm cũng không mấy thuận lợi, "bàn ghế chông chênh", khắc họa sự gian khổ, thiếu thốn vô cùng, sống không vì thế mà khiến Người nản chí, vẫn miệt mài với công việc cách mạng" dịch sử Đảng".

Không chỉ là người có nếp sống giản dị, Bác còn là một chiến sĩ yêu nước vô bờ. Trong mọi hoàn cảnh, Người vẫn đặt công cuộc cách mạng lên đầu tiên, đó là điều cấp thiết và quan trọng nhất. Ngày qua ngày Bác vẫn hoạt động cách mạng, vẫn chăm chú, nghiêm túc với công việc của mình, vì một ngày đất nước được yên bình, thống nhất, nhân dân được ấm no, đủ đầy. Ở Bác, ta còn thấy một tinh thần lạc quan, vui vẻ yêu cuộc sống, thiên nhiên. Trong thiếu thốn, vất vả Bác vẫn dành cho mình những khoảnh khắc đẹp bên thiên nhiên, vẫn làm thơ với tâm thế thoải mái nhất. Câu thơ: "Cuộc đời cách mạng thật là sang" như một lời khẳng định cho cuộc chiến đấu vì dân vì nước luôn là lý tưởng đẹp đẽ, không gì sánh nổi. Đồng thời cho thấy được niềm lạc quan trọng cảnh khốn khó của Người, đó cũng là động lực giúp Bác trải qua tất thảy những hiểm nguy, khó khăn, thách thức trên con đường cách mạng của mình.

Thơ Bác vốn bình dị như thế nhưng lại thấm đẫm cốt cách trong lối sống và tâm hồn của Người. "Tức cảnh Pác Pó" bằng giọng điệu chân tình, nhẹ nhàng, hóm hỉnh ,bức chân dung về Bác được khắc họa rõ nét , đầy tự nhiên. Đó là con người sinh ra vì dân, vì nước, trọn một đời sống vì dân tộc, hy sinh vi nhân dân.