Bài 1: a. Nêu hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ "Ngắm trăng" và "Đi đường" của Hồ Chí Minh? b. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác trong bài "Ngắm trăng" có điều gì khác thường? Bài 2: a. Câu thơ "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" đã thể hiện được tâm trạng gì của chủ thể trữ tình? b. Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết. Bài 3: Em hãy chỉ ra chất cổ điển và chất hiện đại trong hai bài thơ "Ngắm trăng" và "Đi đường" của Hồ Chí Minh?

2 câu trả lời

B1:

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Ngắm Trăng sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

- Đi đường sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở Quảng Tây

b,-Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: ở trong tù. Điệp từ “vô” nhấn mạnh sự thiếu thốn, thiếu sót những thứ đáng ra cần thiết nhất lúc này: rượu, hoa. Uống rượu trước hoa để thưởng trăng và ngâm thơ là một thú vui tao nhã của người xưa trong những lúc thảnh thơi. Thế nhưng Bác lại thưởng trăng trong hoàn cảnh ngục tù – một hoàn cảnh khắc nghiệt mà người ta khó có thể nghĩ đến việc ngắm trăng được.

B2:

a,“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”  là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng.
b,

- Rằm tháng riêng

- Giải đi sớm

B3:

1 Ngắm trăng

* Chất cổ điển.

+ Đề tài “Vọng nguyệt” và thi liệu cổ: “rượu, hoa, trăng”

+ Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.

* Chất hiện đại:

+ Hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù

2. Đi đường

 * Chất cổ điển

 - Thể thơ

 - Tứ thơ " “ đăng cao viễn vọng”, “đăng sơn ức hữu” quen thuộc của thơ cổ điển đã xuất hiện trong một số bài thơ.

* Chất hiện đại

 - Giàu tính triết lý, đậm chất thép 

a- Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

BBác ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: ở trong tù. Điệp từ “vô” (không) nhấn mạnh sự thiếu thốn, thiếu sót những thứ đáng ra cần thiết nhất lúc này: rượu, hoa. Uống rượu trước hoa để thưởng trăng và ngâm thơ là một thú vui tao nhã của người xưa trong những lúc thảnh thơi. Thế nhưng Bác lại thưởng trăng trong hoàn cảnh ngục tù – một hoàn cảnh khắc nghiệt mà người ta khó có thể nghĩ đến việc ngắm trăng được. Bác nói về những cái thiếu, những cái không có ở đây không phải để kể khổ hay thở than. Chỉ là trước đêm trăng đẹp ấy, thật tiếc khi không có rượu, có hoa để thưởng trăng một cách trọn vẹn.

câu2

a

Nếu như bình thường mọi người thường ngắm trăng khi nhàn hạ, thảnh thơi thì khi bị giam trong tù ngục tối tăm Bác vẫn có tâm trạng ngắm trăng, vui vẻ trước cảnh đẹp.

Bác nói đến ''Trong tù không rượu cũng không hoa", không có nghĩa là Bác than vãn cảnh tù buồn tẻ, cực khổ. Ở đây Bác nói đến việc ngắm trăng không được chọn vẹn thú vui.

Qua hai câu thơ đầu, ta thấy được rằng trước cảnh đêm trăng đẹp ngoài trời khiến Bác hoàn toàn say mê, ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên mà không màng rằng mình đang bị giam.

b

    • Bài thơ "cảnh khuya":

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

    Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Năm 1947 

    • Bài thơ "Rằm tháng riêng":

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên

         Yên ba thâm xứ đàm quân sự            

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" 

Mậu Tý (1948)

    • Bài thơ "Thư Trung thu 1951": 

"Trung thu trăng sáng như gương 
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 
Sau đây Bác viết mấy dòng 
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung..."

  Hình ảnh trăng trong bài thơ "Vọng nguyệt" và hình ảnh trăng trong các bài thơ khác mang nhiều sắc, dáng vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.

bài 3

* Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh

- Cổ điển : Thể thơ, hình ảnh Bác hiện trong thơ (giản dị, mốc mạc)

- Hiện đại : Giọng thơ, tình cảnh của nhân vật trữ tình, ...

* Cảnh khuya - Hồ Chí Minh

- Cổ điển : Trăng

- Hiện đại : + Hoàn cảnh ngắm trăng (trong tù)

+ Trăng được nhân hóa (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)