Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng Câu 1 : Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2: Tình cảm của tác giả gửi gắm trong đoạn thơ trên? Bài học em nhận được từ đoạn thơ đó? ( Có thể viết đoạn văn hoặc gạch ý)
2 câu trả lời
Câu 1 :nghệ thuật đặc sắc được dùng trong đoạn trích trên là biện pháp nghệ thuật so sánh người cha già với bác hồ giúp tăng sức gợi hình , gợi cảm cho câu văn.
Câu2:trong bài thơ trên tác giả đã có một tình cảm sâu nặng với sự yêu thương của bác hồ.
Bài học em nhận được từ đoạn trích trên là:
-phải biết yêu thương con người.
-bài học của lòng nhân ái.
Câu 1 : Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên.
- Đoạn trích trên dùng biện pháp tu từ ẩn dụ thay từ "Bác Hồ" thành từ "Người cha" thể hiện sự quan tâm, chu đáo, gần gũi, thân thương như người cha với người con trong gia đình.
Câu 2: Tình cảm của tác giả gửi gắm trong đoạn thơ trên? Bài học em nhận được từ đoạn thơ đó? ( Có thể viết đoạn văn hoặc gạch ý)
-Tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong đoạn thơ trên là
> Nói lên tình cảm của Bác dành cho các chiến sĩ, Bác rất yêu thương những người, người dân như con cháu của mình.Ở cương vị của một người Bác, Bác như vị cha già ấm áp tình thương.
Bài học em nhận được từ đoạn thơ đó.
> Qua bài thơ, em càng thêm yêu mến Bác . Em sẽ cố gắng học giỏi, rèn luyện đạo đức, noi theo tấm gương Bác để sau này làm việc lớn giúp ích xã hội