Anh (chị) trình bày chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh. Tại sao một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống? Lấy ví dụ minh họa.
2 câu trả lời
Từ xưa đến nay, trong cuộc sống, việc nêu gương luôn được coi là một phương pháp giáo dục hết sức hiệu quả, đặc biệt với các dân tộc phương Đông. Giáo dục Nho giáo trước đây coi tu thân và gương mẫu là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc giáo dục con người và quản lý xã hội. Người xưa cho rằng giáo dục trước hết phải bằng tấm gương sống của chính mình, rồi sau đó mới bằng lời nói. Trong gia đình, con cái chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ông bà, cha mẹ, anh chị. Trong nhà trường, thầy cô phải là gương sáng với học trò. Ở các tổ chức, tập thể, những người lãnh đạo phải làm gương cho cấp dưới...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm coi trọng việc nêu gương. Cả cuộc đời giản dị, trong sáng của Người luôn là tấm gương đạo đức mẫu mực, tự giác nêu gương, nói đi đôi với làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nêu gương có một vai trò to lớn và là một giá trị trong chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, bởi như Người nói “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(1) và “… Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn Nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”(2).
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nêu gương là bản thân mình phải làm gương trong công việc từ nhỏ đến lớn, phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và thường xuyên khắc phục những hạn chế khuyết điểm của bản thân. Trong tác phẩm Đường kách mệnh, viết từ những năm 20 của thế kỷ trước, và trong các bài nói, bài viết sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Mỗi đảng viên, cán bộ cũng như mỗi người cần nhận thức và giải quyết tốt ba mối quan hệ đối với mình, với người và với công việc. Trong đó, đối với bản thân, không được tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập, cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày để phát huy ưu điểm, nhận ra khuyết điểm để sửa chữa. Đối với người, phải có thái độ chân thành, khiêm tốn, thật thà, đoàn kết, và có tình thương yêu, bao dung, độ lượng. Đối với công việc, phải luôn giữ nguyên tắc công tư phân minh, phải để việc công lên trước việc tư, đã nhận việc gì thì không sợ khó, không sợ khổ, phải tận tâm tận lực hoàn thành tốt.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu gương không chỉ hô khẩu hiệu. Khi giáo dục cán bộ làm công tác dân vận, Người căn dặn “Tuyên truyền phải miệng nói tay làm, phải tùy hoàn cảnh mà tổ chức giúp đỡ Nhân dân thật sự, không phải chỉ dân vận bằng diễn thuyết”(3).
Việc nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao hàm trọn vẹn từ việc lớn như chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, quy định của tập thể, đến những việc bình thường hằng ngày như ăn, ở, mặc, sử dụng phương tiện đi lại... nhất nhất Người đều nêu gương sáng hết sức tiết kiệm, giản dị, không cường điệu... mà tự nhiên như không khí, cơm ăn, nước uống hàng ngày.
Nhớ lại, khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, để giải quyết nạn đói đang hoành hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”(4) và Người nêu gương “tôi xin thực hành trước” rất nghiêm túc, cho dù phải làm việc nhiều, sức khỏe lại giảm sút bởi trải qua trận ốm nặng trước đó. Những đồng chí từng phục vụ bên Bác kể: Một lần tướng Tiêu Văn của quân đội Tưởng Giới Thạch mời chiêu đãi Bác Hồ vào đúng bữa cơ quan nhịn ăn để góp gạo cứu đói, dù anh em có báo cáo với Bác là phần gạo của Bác đã cho vào hũ gạo cứu đói rồi, nhưng Bác vẫn quyết định “nhịn ăn một bữa” vào ngày hôm sau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dạy cán bộ, Nhân dân chống chủ nghĩa cá nhân. Cả cuộc đời, Người không chấp nhận sự đề cao, tung hô. Tháng 7.1969, Bộ Chính trị họp ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày lễ lớn của năm: Ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi biết tin này, Bác đề nghị “Bác chỉ đồng ý ba phần tư nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19.5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu học sinh đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí.” (5)
Suốt đời, Người đã phấn đấu cho ước nguyện và mục tiêu cao cả “làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(6).
Để việc nêu gương đạt kết quả thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”(7). Năm 1969, trước khi đi xa, Người góp ý cho các đồng chí ngành văn hóa tuyển chọn những gương tốt tiêu biểu để xuất bản thành sách "Người tốt, Việc tốt". Bác nhấn mạnh rằng, cần nêu gương những người có những hành động bình thường mà anh hùng, xứng đáng được học tập, tôn vinh, ai ai cũng có thể làm theo.
Thực hiện lời dạy của Bác và noi theo gương sáng của Người, các thế hệ Việt Nam tiếp nối nhau phấn đấu thi đua cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Hôm nay biết bao tấm gương bình dị mà cao quí đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tôn vinh, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Từ ý nghĩa to lớn của việc nêu gương nhằm xây dựng Đảng luôn trong sạch vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, trong số nhiều giải pháp, Đảng ta luôn đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp. Đây là giải pháp đúng đắn và cũng là yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: "Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên…” (8)
Cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn đặt ra. Trong đó, việc nêu gương của cán bộ, đảng viên đòi hỏi phải trở thành việc làm thường xuyên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các ngành, các cấp.
Xin ctlhn!!!
HCM là lãnh tụ quan tâm đến đạo đức, xây dựng đạo đức mới ngay từ rất sớm, được thể hiện trong bài giảng tập huấn ở Quảng Châu 1927 Đường cách mệnh, nêu lên 23 điều về tư cách của người chiến sĩ cách mạng
Nâng cao đặc điểm CM, quyết sạch chủ nghĩa cá nhân
Mỗi chiến sĩ CM phải có đạo đức CM. Để có được phẩm chất đặc điểm tốt đẹp ấy cần trang bị cho họ lý luận thực tiễn thực hành đạo đức . Người quan tâm đến cả 2 phương diện.
HCM đã xây dựng được quan điểm, chuẩn mực đạo đức đúng đắn phù hợp mang tính chiến đấu cao
HCM đã để lại 1 tấm gương đạo đức sáng ngời, tiếp thu đạo đức từ nhiều yếu tố, học thuyết nhất là tấm gương của Lênin
HCM coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người CM. Đạo đức là lòng cao thượng của con người. Đạo đức là động lực giúp chúng ta vượt lên khó khăn
Ng quan niệm nc là nc của dân, dân là chủ của nc vì vậy trung với nc, hiếu với dân là thể hiện trách nhiệm dựng nc và giữ nc
N~ nguyên tắc xây dựng đạo đức mới: Nói đi đôi với làm; phải neo gương đạo đức; Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Tu dưỡng rèn luyện đạo đức thường xuyên