Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn ( 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về câu nói của Agatha Christie: “ Thời gian là kẻ sát nhân giỏi nhất”

2 câu trả lời

Con người thường có rất nhiều quan niệm về thời gian, nổi bật trong số đó là sự quý trọng thời gian. Thời gian là thứ gì đó chúng ta không thể định nghĩa được cụ thể, chỉ có thể hiểu là thứ vô hình, chầm chậm trôi qua từng ngày. Đó là thứ vô hình, được tính bằng tích tắc, bằng giây, bằng phút, giờ,...Và để nói về thời gian, chắc hẳn đa số mọi người đều cho rằng 'Thời gian là vàng" bởi giá trị của thời gian là không có gì sánh bằng. Thời gian quý giá như vậy bởi lẽ nó một đi không trở lại, con người chẳng thể nào níu kéo mãi được 1 khoảnh khắc từ quá khứ. Nó như  như mũi tên đã bắn đi nên không lấy lại được. Thời gian giúp con người ta khôn lớn, trưởng thành, lao động, làm mọi thứ cần thiết trong cuộc sống. Nó tạo ra giá trị tiền bạc dưới bàn tay lao động của con người.  Thời gian là vô giá bởi nó sẽ đem lại cho người biết trân trọng nó, sử dụng nó hợp lí vinh quang, niềm vui và hạnh phúc. Thời gian là báu vật của cuộc sống. Vì vậy, lãng phí thời gian, không biết trân trọng nó khiến con người sẽ có cảm giác nuối tiếc, hụt hẫng về những giá trị đã qua. Tuy nhiên, quý trọng thời gian không có nghĩa là sống vội, sống gấp, sống chỉ biết tận hưởng mà cần sống, học tập, lao động và cống hiến cho xã hội. Mỗi con người phải ý thức được giá trị của thời gian, sống đẹp trong từng ngày của hiện tại, trân trọng từng phút giây.

Mỗi nhà văn có một quan điểm sáng tác riêng theo họ xuyên suốt sự nghiệp văn học. Nhưng có lẽ, Nguyễn Tuân là một trường hợp đặc biệt khi quan điểm sáng tác và phong cách văn chương của ông có sự khác biệt rõ rệt ở thời kì trước và sau năm 1945. Nếu trước năm 1945, người ta biết đến Nguyễn Tuân với Chữ người tử tù cùng những hoài niệm về cái đẹp của quá khứ thì sau năm 1945, người ta biết đến Nguyễn Tuân với Người lái đò sông Đà cùng một năng lượng, tình yêu tha thiết dành cho cuộc sống, cho thiên nhiên mà bạn đọc dễ dàng cảm nhận được.

Tùy bút Người lái đò sông Đà in trong tập “Sông Đà”, là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân đến vùng núi Tây Bắc để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người và tìm kiếm “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong chính cuộc sống thường nhật. Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới qua hình ảnh người lái đò sông Đà.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm