Anh chị hãy làm rõ nhận định truyện cổ tích phản ánh hiện thực cuộc sống và ước mơ, lí tưởng của dân gian? Anh chị giúp em với ạ

2 câu trả lời

Lên con thuyền thời gian về với những thiên truyện kể xa xưa, những trang cổ tích đã làm say đắm lòng ta từ thời trai trẻ. Hẳn thời thơ bé ấy có lúc ta tự hỏi tại sao cô Tấm lại có thể bước ra từ quả thị? Bao yếu tố tình tiết li kì ấy như một phép nhiệm màu thôi miên tâm hồn thơ bé còn nhiều ngây ngô của ta. Như mọi truyện cổ tích khác, Tấm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu tố li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to lớn của nó và cũng để giải mã cho sự nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta.

Cổ tích là một loại truyện kể dân gian, là sản phẩm được hun đúc, kết tinh từ trí tưởng tượng của nhân dân. Khi con người bế tắc trước hiện thực cuộc sống thì tìm đến khát vọng ước mơ làm lối thoát và từ đó cổ tích đã ra đời. Được ra đời trong khi xã hội đã xuất hiện giai cấp nên cổ tích chủ yếu phản ánh sự đâu tranh xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và người bị áp bức. Như một yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích yếu tố thần kì góp phần vào việc giải quyết những mâu thuẫn ấy.

Quay trở lại với câu truyện Tấm Cám ta thây yếu tố thần kì đã xuất hiện như một sự tất nhiên không thể thiếu. Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái được. Và ông bụt trong Tấm Cám đã xuất hiện giữa cuộc đời khổ cực, bị mẹ ghẻ đày đọa, cô Tấm được cho quần áo đẹp đi dự hội, cho cô được lấy hoàng tử đế không còn sống cuộc sống cực khổ nữa. Những phép màu mà ông bụt ban cho Tấm trong truyện chúng ta cần chú ý đến đôi giày thần kì. Đôi giày nhỏ nhắn, xinh xắn kì diệu ấy đã trở thành vật giao duyên bởi nhờ nó mà cô thiếu nữ xinh đẹp kia mới biết và lấy được vua. Đôi giày đã là cái mối hôn nhân. Cái duyên của đôi lứa, đã mang lại hạnh phúc và giải thoát cho cuộc đời khổ cực của Tấm. Nếu không có đôi giày mang phép màu thần kì của ông bụt chắc Tấm sẽ mãi mãi là cô gái chỉ biết quẩn quanh làm công cụ lao dộng cho mụ dì ghẻ ác độc kia. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta. Đó là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột, mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc no ấm và bình đẳng. Như vậy, yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ, khát vọng.

 

Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện còn được tiếp tục phát triển bằng các yếu tố tình tiết kì lạ nữa. Cô Tấm khi Cám hãm hại chết đi, nhưng kì lạ thay đã biến thành chú chim vàng anh xinh đẹp, rồi cây xoan đào, khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bôn lần hóa thân này, tác giả dân gian không đơn thuần nói lên sự luân hồi của con người, của cuộc đời như thuyết duy tâm của tôn giáo. Mà điều quan trọng ở đây tác giả dân gian muốn nói lên đó là sự phản kháng vươn lên quyết liệt của Tấm. Không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu, cái bất công, Tấm đã vươn lên bằng mọi giá và cuối cùng đã chiến thắng, mặc dù sự chiến thắng này có được là nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì. Sự phản kháng này của Tấm chính là cuộc đấu tranh giai cấp giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Vậy một lần nữa yếu tố thần kì lại góp phần thể hiện khát vọng ước mơ chiến thắng cái ác, cái xâu, áp bức bất công của nhân dân lao động. Nhờ vậy mà đưa đến kết thúc có hậu cho câu truyện, điều này phù hợp với tâm lí truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc ta.

Như vậy yếu tố kì diệu siêu nhiên chính là thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng mạn của truyện. Tác giả dân gian cũng như thính giả dân gian để cho trí tưởng tượng bay bổng theo những sự kiện kì diệu trong truyện không phải vì thực tâm tin - ít ra thì cũng không hoàn toàn tin - rằng những sự kiện đó là có thực nhưng chủ yếu là vì những sự kiện đó cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề mà thực tế cuộc sông trong xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn toàn như ý muôn như ước vọng của nhân dân. Yếu tô' thần kì trong cổ tích xét cho kĩ không phải chủ yếu là sản phẩm của đầu óc mê tín mà là phương diện cần thiết cho tác giả dân gian có thể đưa sự phát triển tình tiết theo ý muốn của mình. Nhờ vậy mà Tấm Cám đã thể hiện được tất cả những gì mà tác giả dân gian gửi gắm. Đó là khát vọng ước mơ, là quan niệm triết lí về cuộc sống, cuộc đời với quy luật nhân quả từ nghìn đời nay của cha ông.

Tôi thiết nghĩ nếu thiếu đi những yếu tố thần kì thì những câu truyện cổ tích sẽ ra sao? Có lẽ nó sẽ trở thành một mảnh đất khô cằn mà cây đời không thể bám rễ vào hút những dòng tươi mát như bây giờ. Và khi nghe truyện cổ tích mà không tin theo, rung cảm theo những sự việc kì diệu, không thể cho trí tưởng tượng và tình cảm của mình bay bổng theo sự việc, nhất là sự việc hoang đường ở trong truyện thì không thưởng thức được hết ý nghĩa của truyện.

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu chung về nhận định

2, Thân bài

- Giải thích

- Chứng minh

- Bình luận

- Liên hệ

3, Kết bài

- Khẳng định tính đúng đắn của câu nhận định trên

II. Bài văn mẫu

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, là một thế giới thần tiên, đầy phép nhiệm màu, nó thể hiện những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Đọc truyện cổ tích, ta bắt gặp những giấc mơ đẹp của người lao động xưa. Vâng có khi nào ta tự hỏi tại sao họ phải mơ ước không? Con người xưa ta mơ khi thực hiện không đáp ứng được sự mong mỏi, cho nên phải hướng về một thế giới khác, tươi đẹp hơn, đúng như mong đợi của họ. Người xưa cũng vậy, cuộc sống của họ là một bể khổ tưởng như khó lòng thoát ra khỏi được. Một cuộc sống luôn bị áp bức chiến tranh, một cuộc sống bị đè nén bóc lột cả về thể chất lẫn tinh thần. Họ phải làm việc cực nhọc ngày qua ngày năm qua năm những luôn phải chịu đói khổ cực nhọc như anh nông dân nghèo Thạch Sanh... Họ luôn bị khinh thường rẻ rúng, bị tước đoạt quyền được yêu thương, quyền làm người như Cô Tấm, Sọ Dừa... Vì thế họ phải mơ. Khát vọng công bằng trong xã hội, một khát vọng thường trực mà ta luôn gặp trong truyện cổ tích. Dễ dàng thấy nhân vật chính nằm trong chuyện là những con người riêng, những người dị dạng xấu xí, những kẻ làm thuê, những người nghèo khó... họ bị ngược đãi. Cô Tấm bị dì ghẻ hắt hủi, bắt làm việc tối ngày, anh nông dâ bị phú ông lừa bóc lọt sức lao động một cách thậm tệ. Sọ dừa bị mọi người coi ngường, không được coi ngường, không được coi là người. Nhưng họ có thể làm gì được nay chỉ là thân phận thấp cổ bé họng, thân phận con sâu con kiến? Bởi thế họ luôn mơ ước có những thế lực siêu nhiên như ông Bụt, cô tiê, vua thủy tề hay chiếc đàn thần, nồi cơm thần... Sự xuất hiện của những vị thần tiên này đào tạo lên sự công bằng trong truyện cổ tích. Sự công bằng ở đây tức là sự chiến thắng của cải thiện trước những thế lực đen tối, tội ác. Chính vì thế trong truyện ta mới bắt gặp những kết thúc có hậu, Thạch Sanh nghèo lấy được công chúa, cô Tấm đáng thương trở thành hoàng hậu. Rõ ràng dây là khát vọng của họ, mơ ước của họ những chỉ là giấc mơ không có thật nhưng cũng đủ để họ giảm bớt những âu lo của tháng ngày lao động vất vả.

Không chỉ dừng ở đó, người xưa còn ao ước được tự do hôn nhân, tự mình quyết định lấy hạnh phúc của mình. ƯỚc mơ này là chính đáng, bởi xã hội phong kiến đã trói buộc con người đặc biệt là người phụ nữ trong các luật lệ hà khắc như " cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nam nữ thụ thụ bất thân", "tam tòng tứ đức". Vì thế mà tự do hôn nhân có thể coi như mơ ước rất quan trọng đối với người xưa. Nói về vấn đề này Chử Đồng Tử hay cụ thể hơn là cuộc hôn nhân Chử Đồng Tử - Tiên Dung là một minh chứng hùng hồn, đây là mối tình đẹp. Đẹp vì đó là mối tính thực sự của hai trái tim bất chấp mọi luật lệ hà khắc của xã hội phong kiến về đẳng cấp, về địa vị xã hội. Tiên Dung khi lấy Chử Đồng Tử không có một băn khoăn nào vì mình là một công chúa đã lấy anh thuyền chài nghèo rớt mùng tơi.Nàng bất chấp sự ngăn cản của vua cha, đó là một thiếu nữ có bản lĩnh. Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử một cách bất ngờ tại một vùng trời bao la. Mối tình của họ cũng đột ngột và phóng khoáng như thiên nhiên vậy. Đẹp là vì nó hợp với lòng người nên được thần tiên giúp đỡ. Nhờ vậy, mà vợ chồng Tiên Dung đã sống những ngày hạnh phúc, rồi lại cùng trở về cõi vĩnh hằng. Mối tình Tiên Dung và Chử Đồng Tử chỉ có thể trở thành hiện thực trong truyện cổ tích mà thôi. Vì thế trải qua nhiều thế kỉ nó vẫn là giấc mơ đẹp, là tiếng nói khao khát tự do yêu thương, đặt tình yêu lên tất cả.

Combo tham khảo nha ^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm