Anh chị cho e dàn ý đoạn văn NLXH lớp 8 dc ko ạ

2 câu trả lời

I, MỞ BÀI

  • Giới thiệu về vần đề cần nghị luận.

II, THÂN BÀI

Bước 1: Giải thích

  • Hiện tượng đó là gì? (là hiện tượng tích cực hay tiêu cực).
  • Hiện tượng đó như thế nào? Nêu biểu hiện? Thực trạng của hiện tượng.

Bước 2: Phân tích, lí giải, bàn luận. (trả lời cho câu hỏi tại sao?) 

  • Hiện tượng tích cực -> nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng
  • Hiện tượng tiêu cực -> nêu tác hại, hậu quả của hiện tượng
  • Liên hệ đến:
    • Bản thân người trực tiếp tham gia vào hiện tượng
    • Gia đình
    • Xã hội
  • Nguyên nhân:
    • Nguyên nhân chủ quan: xét những nguyên nhân xuất phát từ người tham gia hiện tượng.
    •  Nguyên nhân khách quan: do xã hội, do môi trường xung quanh.
  • Phê phán bác bỏ những hiện tượng sai lệch, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn.

Bước 3: Bài học nhận thức và hành động

  • Bài học nhận thức
  • Hành động:
    • Nếu là hiện tượng tích cực thì cần nêu ra nhưng biện pháp tuyên truyền phát huy
    • Nếu là hiện tượng tiêu cực thì cần nêu ra những biện pháp khắc phục ngăn chặn.

Bước 4:  Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

  • Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):
  • Đối với bản thân…
    • Đối với địa phương,  cơ quan chức năng:…
    •  Đối với xã hội, đất nước: …
    • Đối với toàn cầu

III, KẾT BÀI

  • Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận.
  • Lời nhắn nhủ với mọi người.

Với dàn ý bạn có thể tự tin viết được hầu hết các dạng bài tập về nghị luận xã hội, ví dụ: dàn ý Nghị luận xã hội về một vấn đề trong tác phẩm, Nghị luận xã hội về một hiện tượng trong đời sống, Nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý… 

       Mở bài : dẫn dắt , nêu vấn đề

      II. Thân bài


1, + giải thích vấn đề (từ khó, hiện tượng) => rút ra ý nghĩa chung


+ cho ví dụ về vấn đề nghị luận


2, Nêu nguyên nhân, kết quả của vấn đề ( vì đâu dẫn đến vấn đề đó, kết quả đạt đc là gì )


3, Nhận định của bản thân ( đúng, sai, tốt, xấu… Ko nên đưa ra qđiểm quá cụ thể như đề văn năm ngoái vừa đúng vừa sai)


4, Cách nhìn khác( hướng phát triển trong tương lai, hay mặt hạn chế,…. Cho ví dụ)


5, Rút ra bài học cho bản thân



 III. Kết bài


Tóm lại vấn đề nghị luận