1 câu trả lời
À vâng vật lý lớp 12 nâng cao chắc không ai trả lời đâu nhỉ ^^
Thuyết tương đối hẹp được nêu ra lần đầu tiên trong bài báo " Điện động lực học của các vật " một trong 4 bài báo thế kỉ của nhà vật lý lý thuyết người Đức Albert Einstein
Thuyết tương đối hẹp ó 2 mệnh đề như sau:
MĐ 1: Mọi định luật vật lý là bất biến đối với mọi hệ quy chiếu
MĐ 2: Tốc độ ánh sáng trong trân không là một hằng số kí hiệu là `c` luôn bằng 299 792 458 m/s. Khi tính toán người ta thường dùng con số này là 300 000 km/s
Thuyết tương đối hẹp đã hợp nhất không gian và thời gian tạo thành một thể thống nhất gọi là không-thời gian 4 chiều (space-time). Gồm các chiều: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao và chiều thời gian
Các công thức và hệ quả được suy ra từ 2 MĐ trên:
`1`. Sự dãn nở thời gian vận tốc (Velocity time dilation):
`t=(t_0)/(\sqrt{1-(v^2)/(c^2))}`
Trong đó: `t` là thời gian của vật khi di chuyển
`t_0` là thời gian khi vật không di chuyển
`v` là vận tốc của vật khi di chuyển
`c` là vận tốc ánh sáng trong trân không
Ý nghĩa của hệ thức này: là một vật khi di chuyển trong không gian 3 chiều thì sẽ có thời gian chậm hơn so với một vật đứng yên.
`2`. Tính tương đối của sự đồng thời (Relativyti of simultaneity)
Hiểu nôm na là: Sự đồng thời mang tính tương đối phụ thuộc vào vị trí quan sát của bạn.
`3` Sự tương đương khối lượng-năng lượng (Mass-energy equivalence)
Hệ quả này rất nổi tiếng
Công thức: `E=m.c^2`
Trong đó : `E` là năng lượng nghỉ của vật
`m` là khối lượng của vật
`c`là tốc độ ánh sáng trong trân không
Lưu ý chút! Công thức `E=m.c^2` không áp dụng cho ánh sáng vì ánh sáng di chuyển liên tục không bao giờ nghỉ ngơi
Khi `v` tiến gần đến c thì năng lượng cũng tiệm cận đến vô hạn vì cần một nguồn năng lượng vô hạn để tăng tốc một vật có khối lượng đạt tới `c`
Một hệ quả tất yếu nữa: Tốc độ ánh sáng trong trân không là giới hạn tốc độ của mọi dạng vật chất và thông tin trong vũ trụ.
Và còn nhiều hệ quả khác nữa...