ae giúp tui đừng chép trên mạng và cho tui những ý chính thôi để học thuộc dễ hơn c1: nêu vệ sinh hệ tiêu hóa ( (2 ý tác hại và phòng tránh ) c2 :trình bày vệ sinh hô hấp (2 ý minh nghĩ là tác hại và phòng tránh c3 : nêu sự hấp thụ chất dinh dưỡng
1 câu trả lời
Giải thích các bước giải:
c1,Tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa:
- Răng thiếu canxi và flour => men răng, răng yếu, kém chắc khỏe => sâu răng
- Viêm dạ dày và tá tràng do vi khuẩn Hp
- Ngộ độc thức ăn do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra.
- Gan có thể bị xơ do virus và do chất độc có hại : rượu bia ...
- Hoạt động tiêu hóa giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.
- Hoạt động tiêu hoá và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như:
+ Ăn vội vàng, nhai không kĩ; ăn không đúng giờ, đúng bữa; ăn thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lí.
+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái, thậm chí căng thẳng.
+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.
- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn (chứng táo bón) do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và prôtêin nhưng lại quá ít chất xơ (có nhiều trong rau xanh).
+ Ăn uống quá nhiều chất chát (có trong ổi xanh, hồng xanh, nước trà....).
*Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ: ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
c2 , Tác hại
Bụi:Khi hàm lượng bụi quá nhiều (>100000 hạt/ml không khí) sẽ quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí à bệnh bụi phổi
Nito oxit: Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây tử vong ở liều cao
Lưu huỳnh oxit: Làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng
Cacbon oxit: Chiếm chỗ của oxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết
Các chất độc hại (Nicotin, nitrozamin..):Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi
Vi sinh vật gây bệnh: Gây các bệnh viêm đường dẫn khí, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết
→ Biện pháp bảo vệ:
- Trồng nhiều cây xanh
- Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi
- Xây dựng hệ thống lọc khí thải
- Sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch
- Không hút thuốc và vận động mọi người bỏ thuốc
- Giữ ấm cơ thể khi trời rét
- Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi
c3 Các chất dinh dưỡng trong ruột non được hấp thụ qua thành ruột sẽ đi theo 2 con đường về tim rồi theo hệ tuần hoàn tới các tế bào của cơ thể:
+ Đường máu: đường đơn, lipit (30% dạng axit béo và glyxerin), axit amin, các vitamin tan trong nước, muối khoáng hòa tan, nước
+ Đường bạch huyết: lipit (70% dạng nhũ tương hóa), các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K…)