A. Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa như thế nào về mặt tự nhiên,kinh tế-xã hội? B. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển

1 câu trả lời

 GỢI Ý

Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta : các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.

– Phân tích để thấy được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối với đặc điểm địa lí tự nhiên, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.

- Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta trên bản đồ Hành chính Việt Nam hoặc bản đồ Các nước Đông Nam Á.

– Vị trí địa lí.

– Phạm vi lãnh thổ.

– Ý nghĩa địa lí của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Đường biên giới quốc gia Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam dài hơn 4600 km, tiếp giáp với 3 nước : Trung Quốc, Lào, Campuchia.

– Đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400 km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ tây sang đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với 2 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây.

– Đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2100 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam từ bắc xuống nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Kon Tum với 10 tỉnh của Lào là Phongxalì, Luông Phabăng, Hủaphăn, Xiêng Khoảng, Bôlikhămxay, Khămmuộn, Xavanakhét, Xalavan, Xêcông và Attapư.

– Đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang với 9 tỉnh của Campuchia là Ranatakiri, Munđunkiri, Krache, Svay Riêng, Côngpông Chàm, Prây Veng, Ta Keo, Kon Đan và Cam Pốt (Theo Trần Công Trục, Ban biên giới Chính phủ – 25 năm xây dựng và trưởng thành. Tập san Biên giới và lãnh thổ, số 8, tháng 10 – 2000).

- Chủ quyền quốc gia trên biển Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển được kí kết năm 1982, nhưng kể từ ngày 16/11/1994 mới có hiệu lực. Việt Nam phê chuẩn Công ước 1982 vào năm 1994. Theo công ước này, nước ta có vùng biển gồm nội thuỷ, lãnh hải (rộng 12 hải lí), vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 12 hải lí), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở), thềm lục địa (là phần ngầm dưới biển kéo dài và mở rộng ra ngoài lãnh hải đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ sâu 200 m hoặc hơn). 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm