a,Trình bày trung kì hoạt động của tim? b, giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà ko mệt mỏi ?

2 câu trả lời

a,1. Chu kỳ tim, các thì trong chu kỳ tim :

Chu kỳ tim là sự hoạt động của tim có chu kỳ qua các giai đoạn kế tiếp nhau một cách đều đặn nhịp nhàng theo một thứ tự nhất định.

Mỗi chu kỳ tim có ba thì (hay 3 giai đoạn).

1.1 Thì tâm nhĩ thu  :

Thì tâm nhĩ thu là thì hai tâm nhĩ co bóp, do áp lực trong hai tâm nhĩ tăng lên nên máu chảy mạnh hơn, chảy hết xuống hai tâm thất. Lúc này các van nhĩ - thất đã mở sẵn. Thì tâm nhĩ thu lâu khoảng 1/10 giây sau đó hai tâm nhĩ giãn nghỉ 7/10 giây để hút máu các tĩnh mạch trở về tim.

1.2. Thì tâm thât thu  :

Thì tâm thât thu là thì hai tâm thất co bóp tiếp sau thì tâm nhĩ thu. Do áp lực trong hai tâm nhĩ tăng lên, máu nén ép thúc các nhĩ thất đóng lại không cho máu chảy ngược về hai tâm nhĩ và các van tổ chim mở ra, máu bị đẩy vào động mạch chủ và động mạch phổi. Thì tâm thất thu lâu khoảng 3/10 giây sau đó hai tâm thất giãn nghỉ 5/10 giâyđể hút máu.

1.3 Thì tâm trương toàn bộ  : 

Thì tâm trương toàn bộ là cơ tim giãn nghỉ toàn bộ, áp lực trong tâm thất sụt xuống thấp hơn áp lực trong động mạch nên máu ở động mạch chảy ngược về tâm thất thúc các van tổ chim đóng lại, đồng thời các van nhĩ thất mở ra để hút máu từ hai tâm nhĩ xuống tâm thất.

Thì tâm trương lâu khoảng 4/10 giây.

Như vậy một chu kỳ tim lâu khoảng 8/10 giây,trong đó tim làm việc nửa thời gian và nghỉ nửa thời gian. Trong một phút có 75 chu kỳ tim từc là 75 lần tim đập hay 75 lần mạch đập.  Số lần tim đập trong một phút gọi tần số tim đập. Tần số tim đập trung bình ở người lớn khoảng 70- 80 lần và có thể thay đổi theo giới, lứa tuổi, tập luyện, bệnh lý.

2. Tiếng tim: Là do hai van đóng cùng một lúc gây nên.

- Tiếng thứ nhất là do van hai lá và van ba lá đóng cùng một lúc, nghe rõ nhất ở mỏm tim.

- Tiếng thứ hai do van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng cùng một lúc, nghe rõ nhất ở khoảng gian sườn II cách bờ phải và trái của xương ức khoảng 1 cm.

3. Tính tự động của tim, hệ thống nút.

Tim có khả năng tự động co bóp là nhờ hệ thống thần kinh tự động - hệ thống nút.

Nút Keith- Flack là trung tâm tự động chính của tim, từ đây phát ra luồng xung động làm tim co bóp, điều khiển nhịp tim.

Nút Tava ra là trung tâm tự động phụ của tim. Nút này sẽ điều khiển tim đập khi nút Keith- Flack bị tổn thương và khi đó tim sẽ đập chậm hơn, cả hai tâm nhĩ và hai tâm thất cùng co bóp một lúc.

Bó His Chức năng chủ yếu của bó này là dẫn truyền xung động.

Từ nút Keith- Flack xung động theo các thớ cơ lan dần đến tâm nhĩ phải, sang tâm nhĩ trái và đến nút Tava ra từ đây xung động theo bó His truyền đến hai tâm thất. Vì vậy nếu bó này bị tổn thương tâm thất sẽ đập châm lại không ăn khớp với nhịp của tâm nhĩ. 

b,Nhờ có sự dẻo dai đặc biệt của cơ tim mà tim có thể hoạt động bền bỉ hơn

Sự hoạt động của tim được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật, không như các cơ khác trên cơ thể.

Lượng máu nuôi tim vô cùng nhiều ( chiếm tới 10% lượng máu trong cơ thể)

Trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim, cơ tim đều có thời gian co và nghỉ xen kẽ nhau đồng đều. Nhờ điều đó mà tim có thể hoạt động một cách đồng đều và liên tục.

Đáp án: chu kì hoạt đông của tim gồm các pha:

Pha giãn chung

Pha co tâm thất

pha co tâm nhỉ

Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm thất nhỉ=>pha co tâm thất=>pha giãm chung, mỗi chu kì tim gồm 3 pha 0,8s

-Pha co tâm  nhỉ 0,1s

-pha co tâm thất 0,3s

-Pha giãn chung là 0,4s

Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.: Là nhờ có sự dẻo dai đặc biệt của cơ tim mà tim có thể hoạt động bền bỉ hơn. Sự hoạt động của tim được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật, không như các cơ khác trên cơ thể. Lượng máu nuôi tim vô cùng nhiều ( chiếm tới 10% lượng máu trong cơ thể)

 

Giải thích các bước giải:

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm