a- Trình bày sự phát triển "thần kì" về kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Những nguyên nhân tạo nên sự phát triển kinh tế Nhật và hạn chế của nó. b- Theo anh (chị), trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhấ? Vì sao? Nguyên nhân đó có thể giúp ích gì cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình? c- Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? Mng giúp mình câu này với ạ
1 câu trả lời
a
Khi Mĩ tiến hành chiến tranh Triều Tiên (6/1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam (những năm 60 c.ủa thế kỉ XX), kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, đứng thứ hai trong thế giới tư bản.
GDP năm 1950 đạt 20 tỉ USD bằng 1/7 Mĩ, GDP năm 1968 đạt 183 tỉ USD, đứng thứ 2 sau Mĩ.
Công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân là 15% (1950-1960); 13,5% (1961-1970).
Nông nghiệp: Cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa.
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
Nguyên nhân:
Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời, tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc của dân tộc
Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty tạo nên sự cạnh tranh rất cao trên thị trường thế giới.
Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển và nắm bắt đúng thời cơ.
Con người được đào tạo chu đáo, có trình độ văn hóa, có ý chí vươn lên, cần cù chịu khó, có kỉ luật, tiết kiệm…
b
– Nguyên nhân quan trọng nhất để Nhật có bước phát triển thần kì về kinh tế là tận dụng được thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
– Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai . Nhật hết sức coi trọng khoa học
– kĩ thuật, vừa mua phát minh nước ngoài, vừa phát triển cơ sở nghiên cứu trong nước.
– Nhật có hàng trăm viện khoa học – kĩ thuật tập trung nghiên cứu công nghiệp.
– Do đó Nhật đứng đầu về trình độ phát triển khoa học – kĩ thuật, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng.
– Nhật Bản chú trọng cải cách giáo dục quốc dân để giữ vững bản sắc dân tộc.
– Nhật Bản chú trọng cải cách giáo dục quốc dân để giữ vững bản sắc, truyền thống dân tộc, đào tạo những con người yêu nước có năng lực và ý chí vươn lên để thích nghi với sự biến đổi của thế giới.
c
Việt Nam cần rút ra bài học này từ Nhật Bản, chú trọng đầu tư cho con người vì đầu tư cho con người là đầu tư có lãi nhất. Nguồn nhân lực có chất lượng là nhân tố tối quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế.