A. Thuyết minh chiếc bình thủy B. Thuyết minh cái nón việt nam Tất cả đều viết bài văn Không copy hay mình sẽ vote 5s

2 câu trả lời

Vì hạn chế số lượng ảnh nên mik chỉ gửi đc bài bình thuỷ vs 1 nửa bài nón lá thui nha

bạn có thế vào phần văn của nick mik để xem phần còn lại của nón lá nha ^^

~Chúc bạn học tốt!!!

           Thuyết minh chiếc bình thủy

Trong gia đình chúng ta có vô vàn những vật dụng ,vật dụng nào cũng hữu ích. Mỗi dụng cụ mang một chức năng riêng như cái bàn cái ghế để ngồi nói chuyện để ăn cơm chiếc phích nước dùng để giữ nước sôi khỏi nguội. Chiếc phích nước từ lâu đã trở thành một thứ đồ vật không thể thiếu của tất cả các gia đình từ xưa đến nay.

Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc phích nước nhé. Bình thủy (hoặc phích nước) là phát minh của nhà vật lý – hóa học người Scotland (bắc Anh quốc) có tên là Sir James Dewar vào năm 1892. Năm 1904, những chiếc bình thủy đầu tiên đã xuất hiện trên thị trường Đức. Bình thủy có cấu trúc hai lớp (làm bằng thủy tinh, kim loại hoặc nhựa polymer), giữa hai lớp này là một lớp chân không giữ vai trò cách nhiệt. 
Bình thủy (phích nước) thông dụng rộng rãi hiện nay là một bình thủy tinh 2 lớp. Giữa hai lớp thủy tinh này là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Hai mặt đối diện của 2 lớp thủy tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. phích được đậy nút kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài. Nhờ đó mà phích giữ được nước nóng lâu dài. Loại ruột bình thủy (phích nước) thông dụng nhất ở Việt Nam cũng được làm bằng thủy tinh. Ruột phích thủy tinh còn được tráng một lớp bạc mỏng ở mặt có lớp chân không kín. Lớp bạc này cũng góp phần làm giảm quá trình tỏa nhiệt của nước trong bình thủy.

Nếu đựng nước trong phích, nước sẽ chỉ tiếp xúc với lớp thủy tinh bên trong và không liên quan tới một hóa chất độc hại nào cả. Chính vì vậy, ý kiến cho rằng dùng nước trong phích để uống hay để nấu cơm mà mắc bệnh là không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, nếu ruột phích bị nứt vỡ thì nước có thể tiếp xúc với lớp bạc, ảnh hưởng tới độ tinh khiết và không tốt với sức khỏe. Ruột phích bị nứt vỡ thường gây hiện tượng nóng vỏ phích, nước nguội rất nhanh, có thể thấy những vảy ánh bạc trong nước từ phích đổ ra, và có thể thấy vết nứt vỡ trong lòng phích. Trong trường hợp này, bạn cần thay ngay ruột phích. Cần tráng rửa sạch phích trước lần sử dụng đầu tiên. Cách chọn phích nước cũng rất quan trọng. Đầu tiên, mở nắp phích ra , nhìn từ miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt thì sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o đều đều là tốt. Ta nên cẩn thận khi tháo đáy phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Đối vơi phích khi mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi rót nu7óc đó đi, rót nước sôi vào. làm như vậy phích sẽ không bị vỡ. Muốn phích có thể giữ nóng được lâu hơn chúng ta nên rót nước không đầy tràn mà nên để một khoảng cách nhất định giữa mực nước đối với nắp phích Sau một thời gian sử dụng kim loại trong phích sẽ bị hỏng giảm khả năng giữ nhiệt khi đó ta nên thay vỏ mới để có thể giữ nhiệt lâu hơn.

Mỗi sáng ta nên đổ nước thừa ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn còn đọng lại trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào và vặn nắp thật chặt. Vì biết cách sử dụng và giữ gìn cẩn thận nên chiếc phích nhà em sau mấy năm vẫn tốt. Chúng ta nên để phích nước trong một chiếc thùng bằng bìa hoặc bằng gỗ. Tuy phích nước có rất nhiều công dụng nhưng nó cũng rất nguy hiểm đối với tất cả mọi lứa tuổi và nhất là trẻ em. Chúng ta nên để xa chỗ chơi của trẻ để tránh các em va đập vào rất nguy hiểm.

Giữa bao nhiêu đồ dùng khác, chiếc phích là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình trong mọi thời đại. Bên cạnh đó chiếc phích cũng được coi là một ngọn lửa để giữ ấm nóng cuộc sống gia đình vì thế trong mỗi gia đình luôn cần phải có chiếc phích nước.

                 Thuyết minh cái nón Việt Nam

Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.

Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ – vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.

Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.

Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.

Ở Việt Nam, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón làng Chuông (Hà Tây cũ) vừa bền vừa đẹp; ở Huế có nón bài thơ thanh mảnh nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định cũng có những nét đẹp riêng.

Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.

Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.