a. Một người thợ lặn, lặn xuống độ sâu 40m so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m³. Tính áp suất của nước biển tác dụng lên người thợ lặn. b. Nếu áp suất của nước biển tác dụng lên người thợ lặn là 370800N/m². Hãy tính độ sâu của người thợ lặn lúc này (so với mặt nước biển), lúc này người thợ lặn đã bơi lên hay lặn xuống, vì sao? Giúp mik giải+tóm tắt bài này nha
2 câu trả lời
Đáp án:
a. $p_1 = 412000N/m^2$
b. $h_2 = 36m$
Giải thích các bước giải:
Tóm tắt
$h = 40m$
$d = 10300N/m^3$
$p_2 = 370800N/m^2$
$---------$
a. $p_1 = ?$
b. $h_2 = ?$
a. Áp suất do nước biển tác dụng lên người thợ lặn là:
$p_1 = d.h_1 = 10300.40 = 412000 (N/m^2)$
b. Ta có: $p_2 = d.h_2 \Rightarrow h_2 = \dfrac{p_2}{d}$
Độ sâu của người thợ lặn lúc này là:
$h_2 = \dfrac{370800}{10300} = 36 (m)$
Người thợ lặn đã nổi lên.
Tóm tắt:
h1= 40m
d= 10300N/m³
p2= 370800 N/m²
_________________________
a) p1=?
b) h2=?
thợ lặn đã bơi lên hay xuống?
a) áp suất của nước biển tác dụng lên người thợ lặn:
p1= h1.d= 40. 10300= 412 000 Pa
b) độ sâu người đó lúc này:
p2= h2.d => h2= p2/d= 370800/ 10300= 36m
=> thợ lặn bơi lên
Chúc hok giỏi ak!!