a. Hãy giải thích thế nào là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. b. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là gì ? Cho biết những nét chính về thành tựu và tác động của cuộc cách mạng đó đối với đời sống xã hội loài người. c. Vai trò của Cách mạng khoa học kĩ thuật trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam hiện nay quan trọng như thế nào? Vì sao? Theo anh (chị), thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để đưa trình độ khoa học – kĩ thuật của Việt Nam vươn lên đuổi kịp trình độ quốc tế ?
1 câu trả lời
a. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nếu như các phát minh lớn của cộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII như máy hơi hơi nước, máy phát điện... chủ yếu bắt nguồn từ những cải tiến về kĩ thuật, những người phát minh không phải nhà khoa học mà là những người lao động trực tiếp. Những phát minh của khoa học - công nghệ hiện đại có nguồn gốc từ nghiên cứu khoa học. khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Đàu tư vào khoa học mang lại hiệu quả ngày càng cao. Thời gian nghiên cứu khoa học đến ứng dụng sản xuất được rút ngắn lại.
b. Nguồn gốc:
- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh.
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học lần thứ II và cách mạng công nghệ bùng nổ.
*Thành tựu:
- Khoa học cơ bản: trong khoa học cơ bản (Toán học, Vật lí học, hóa học, sinh học) loài người ta đã đạt được những thành tựu lớn, những bước nhảy vọt chưa từng thấy.
+ Tháng 3/1997, tạo ra được cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính
+ Tháng 6/2000, công bố " bản đồ gen người".
+ Tháng 4/2003, "bản đồ gen người được giải mã hoàn thành"
- Công nghệ:
+ Tạo ra công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, người máy...
+ Tạo ra nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử
+ Tạo ra vật liệu mới: chất Poolime, các vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn.
+ Trong công nghệ sinh sinh đột phá bằng công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim...
+ Thông tin liên lạc và giao thông vận tải: sợi thủy tinh, cắp quang, máy bay siêu âm khổng lồ, đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
+ Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.
* Tác động:
- Tích cực: tăng năng suất lao động, mức sống và chất lượng cuộc sống con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng về nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trườngthế giới và xu thế toàn cầu hóa.
- Hạn chế: cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cũng gây nên những hậu quả tiêu cực (do chính con ngươi tạo nên) như:
+ Ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đát nóng lên.
+ Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, các loại dịch bệnh mới..
+ Nhất là chế tạo những vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sức sống trên hành tinh.
Câu c em ko bt ạ
# chúc bạn học tốt :))