8/ Nam có nhóm máu A, Lan có nhóm máu B cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của Lan mà không làm ngưng kết hồng cầu của Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?

2 câu trả lời

Bệnh nhân có nhóm máu A. Vì nhóm máu B của Lan khi tiếp máu làm đong cứng nên nhóm máu của bệnh nhân phải là nhóm máu khác Lan. Trong khi đó, nhóm máu của Nam lại ko đông cứng nên nhóm máu bệnh nhân là nhóm máu A

 

Đáp án:

 Nhóm máu A

Giải thích các bước giải:

 Bạn Nam có nhóm máu A, trong hồng cầu nhóm máu A có kháng nguyên  A và huyết tương có kháng thể b gây kết dính B

⇒ Bạn Nam chỉ có thể truyền cho người có nhóm máu A hoặc AB (trong nhóm máu AB không có kháng thể nên sẽ không gây kết dính hồng cầu lạ)

 Bạn Lan có nhóm máu B, trong hồng cầu nhóm máu B có kháng nguyên  B và huyết tương có kháng thể a gây kết dính A

⇒ Bạn Nam chỉ có thể truyền cho người có nhóm máu B hoặc AB (trong nhóm máu AB không có kháng thể nên sẽ không gây kết dính hồng cầu lạ)

⇒ Bệnh nhân không thể có nhóm máu O hoặc AB vì:

+) Nhóm máu O không nhận được bất cứ nhóm máu nào ngoài nó vì trong huyết tương của nó có cả 2 kháng thể A và B sẽ gây kết dính cả 3 nhóm máu A, AB, B nên bạn Lan và bạn Nam sẽ không truyền được cho người có nhóm máu này

+) Nhóm máu AB nhận được tất cả các nhóm máu vì trong huyết tương của nó không có kháng thể, nhưng bạn Lan hồng cầu lại bị kết dính nên bệnh nhân không thể có nhóm máu này

⇒ Chỉ còn lại 2 nhóm máu A và B mà bạn Lan có nhóm máu B nhưng lại bị kết dính trong huyết tương của người bệnh nhân nên ta loại, còn bạn Nam có nhóm máu A không làm ngưng kết hồng cầu của người bênh nhân. Nên ta kết luận được rằng bệnh nhân có nhóm máu A.