5. Tại sao có thể điều chế nước clo nhưng không thể điều chế nước flo? 6. Tại sao không dùng bình thuỷ tinh để đựng dung dịch HF? 7. Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch kali iotua có chứa sẵn một ít hồ tinh bột? Dẫn ra phương trình hóa học của phản ứng mà em biết.
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
5. Vì clo tan trong nước và tác dụng rất ít với nước
Cl2+H2O⇌HCl+HClOCl2+H2O⇌HCl+HClO
nhưng flo tan và tác dụng với nước mãnh liệt
2F2+2H2O→4HF+O2↑2F2+2H2O→4HF+O2↑
nên flo không thể tồn tại trong nước.
6. Dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra:
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Vì vậy tuyệt đối không được đựng dung dịch HF trong bình thủy tinh.
7.
- Khí Cl2 oxi hóa KI thành I2, Cl2 và I2 tan trong nước, do đó xuất hiện dung dịch màu vàng nâu.
Cl2 + KI → 2KCl + I2
- Sau đó dung dịch vàng nâu chuyển sang màu xanh do dung dịch có chứa iot.
- Do thêm dần dần nước clo, nên màu xanh của hồ tinh bột và iot cũng bị mất màu, do một phần khí Cl2 tác dụng với nước tạo ra axit HClO có tính oxi hóa mạnh, axit này làm mất màu xanh của tinh bột và iot.
Cl2 + H2O → HCl + HClO
5. Vì flo phân huỷ nước rất mạnh
F2+ H2O -> 2HF+ 1/2O2
6. Vì HF có thể hoà tan SiO2 có trong thuỷ tinh nên thuỷ tinh sẽ bị ăn mòn
SiO2+ 4HF -> SiF4+ 2H2O
7. Dung dịch có màu xanh do iot gặp tinh bột
Cl2+ 2KI -> 2KCl+ I2