2.Trình bày nguyên nhân dẫn đến những thuận lợi, khó khăn của các làng nghề truyền thống +Nguyên nhân chủ quan: +Nguyên nhân khách quan:

1 câu trả lời



Các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở tỉnh ta đang gặp những khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ, công nghệ... khiến hoạt động của nhiều làng nghề rơi vào tình trạng cầm chừng. Trước hết, các làng nghề gặp khó khăn do sản xuất chủ yếu theo kiểu tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể, quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề lao động không đồng đều. Đặc biệt, các cơ sở vẫn chưa chú trọng đến chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình, do đó, có hiện tượng hàng không đảm bảo, mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, phần lớn các làng nghề chậm thay đổi về mô hình, chủ yếu là kinh doanh hộ, mô hình doanh nghiệp và hợp tác xã còn ít. Hoạt động sản xuất kinh doanh tự phát, các hộ làm nghề trong làng nghề chưa có sự gắn kết chặt chẽ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Đó là nguyên nhân cơ bản khiến làng nghề vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chưa thể phát triển mạnh, vì kinh doanh hộ khó tiếp cận với vốn vay, công nghệ, thị trường. Sự khó khăn trong tiếp cận vốn khiến quy mô sản xuất của các làng nghề khó có thể mở rộng, mang tính thời vụ, dẫn đến tình trạng phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, làm cho các làng nghề không thể bứt phá. Việc không tạo dựng được thương hiệu khiến năng lực tiếp cận các thị trường lớn, thị trường mới rất hạn chế, phần lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều phải xuất qua khâu trung gian.