2.Phân biệt thể loại cổ tích với thể loại truyền thuyết theo tiêu chí: đề tài (đối tượng được kể) và nội dung.

2 câu trả lời

truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

Phân biệt thể loại cổ tích với thể loại truyền thuyết: 

* Đề tài (đối tượng được kể): 

- Truyện cổ tích: kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngôc nghếch, nhân vật là động vật,...

- Truyện truyền thuyết: kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử thường có các yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kì.

* Nội dung: 

- Truyện cổ tích: phản ánh những xung đột trong gia đình và xã hội, đặc biệt là trong gia đình phụ quyền và xã hội phong kiến.

- Truyện truyền thuyết: hướng về đề tài lịch sử, nhân vật lịch sử có ý nghĩa, vai trò quan trọng, to lớn.