2/ Viết đoạn văn (7->10 câu) trình bày nhận thức của em về sự mai một của nét văn hóa truyền thống dân tộc qua hình ảnh ông đồ trong bài thơ “ Ông Đồ” của Vũ Đình Liên. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn (chỉ rõ).

1 câu trả lời

Bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên đã tái hiện giai đoạn giao thời và sự suy tàn của Nho học. Thật vậy, sự chuyển biến đó chính là sự mai một của một nét văn hóa truyền thống qua hình ảnh ông đồ. Đất nước VN cũng có rất nhiều những nét đẹp văn hóa truyền thống nhưng qua thời gian vì những lý do chủ quan và khách quan mà một số nét đẹp văn hóa ấy bị mất dần đi hoặc biến tướng theo chiều hướng tiêu cực. Những nét văn hóa từng rất nổi tiếng như: hát xoan, hát quan họ,... gắn liền với văn hóa của đất nước trồng lúa nước nay cũng dần không được ưa chuộng và phổ biến trong thế hệ trẻ như ngày xưa được nữa. Những nét đẹp ấy dần bị mất đi do không còn được người dân để ý và quan tâm hàng đầu như trong quá khứ. Nguyên nhân có thể một phần là do đất nước mở cửa giao lưu văn hóa nên người trẻ được tiếp cận với những văn hóa nước ngoài thú vị và hợp thời hơn. Những nét đẹp văn hóa truyền thống vẫn mang những ý nghĩa nhất định trong văn hóa nước nhà nên vẫn có những cơ quan, tổ chức lưu giữ chúng đến mãi đời sau. Về những nét đẹp văn hóa truyền thống bị biến tướng tiêu cực có thể kể đến như tục chọi gà, chọi cá, chọi trâu. Đây vốn dĩ là những nét đẹp của đất nước làm nông nghiệp trong quá khứ. Tuy nhiên, một số người đã dùng hình thức này để trá hình cho tệ nạn cá độ ăn tiền, vi phạm pháp luật. Phải chăng, họ đã làm biến chất và suy đồi một nét đẹp văn hóa của nước nhà hay sao? Tóm lại, một số những nét đẹp văn hóa truyền thống của nước nhà đang dần bị mất đi và đối mặt với nguy cơ bị thất truyền nên bảo tồn các giá trị văn hóa chính là trách nhiệm của mỗi người dân.