2. Nêu quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng 3. Giải thích câu thành ngữ nghĩa đen “Nhai kĩ no lâu ” 4. Giải thích vì sao khi ăn cơm có vị 8. Tại sao trong truyền máu người ta chỉ quan tâm đến tránh để hồng cầu người cho không bị kết dính bởi huyết tương người nhận, chứ không quan tâm đến việc hồng cầu người nhận có bị kết dính bởi huyết tương người cho hay không
2 câu trả lời
2.Nêu quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng
3.
- Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh nhỏ giúp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Hoạt động nhai tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa thức ăn: tinh bột --> đường
4.Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim.
Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt
amilaza ß-amilaza Mantanza
Tinh bột → Detrin → Mantozo → Glucozo
8.Hình như người ra để cũng không rõ nguyên tắc truyền máu hiện nay như thế nào, ý đó là thời cổ đại thì đúng và chỉ chuyển <250ml thì có thể chấp nhận phương án 1 chiều như thế, còn ngày nay người ta phải thực hiện phản ứng chéo trong khi truyền: nhưng đã hỏi thì trả lời thôi, vì lượng máu truyền vào thường ít hơn so với lượng máu trong cơ thể nên bị hòa loãng nhanh chóng, thực ra hồng cầu vẫn bị ngưng kết nhưng không đáng kể vì hồng cầu trong cở thể rất nhiều.
xin hay nhất!
Câu 2:
- Khi thức ăn được đưa vào trong, miệng sẽ diễn ra các hoạt động sau:
+ Tiết nước bọt.
+ Nhai.
+ Đảo trộn thức ăn.
+ Hoạt động của enzim (men) amilaza trong nước bọt.
+ Tạo viên thức ăn.
Câu 3:
- Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh nhỏ giúp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời tăng diện tích tiếp xúc của dịch tiêu hóa với thức ăn.
Câu 4:
- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
Câu 8:
- Vì lượng máu truyền vào thường ít hơn so với lượng máu trong cơ thể nên bị hòa loãng nhanh chóng, thực ra hồng cầu vẫn bị ngưng kết nhưng không đáng kể vì hồng cầu trong cở thể rất nhiều.