1.Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư bản Anh cuối thế kỉ XVII? 2.Nêu nét chính về tình hình kinh tế Anh cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX ? ch?minh rằng chủ nghĩa đế quốc anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân? 3.Nội dung cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 ? 4. Giải thích vì sao cùng khủng hoảng cùng đứng trước nguy cơ bị xâm lược như nhau nhưng trung quốc bị các nước đế quốc xâu xé còn nhật bản lại không ? 5. Giải thích vì sao Trung Quốc bị các nước đế quốc chia nhâu sâu xé ,chia sẻ ?

1 câu trả lời

Câu 1:

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Câu 2:

- Kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Anh phát triển chậm lại, đứng thứ 3 TG (sau Mĩ, Đức)

+ Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thương mại và thuộc địa

+ Thế kỉ XX, nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời → Anh chuyển sang chủ nghĩa đế quốc

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.

=>Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Câu 3:

- Tháng 01/1868: Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cải cách

* Kinh tế:

- Thông nhất tiền tệ

- Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

* Chính trị - xã hội:

- Xoá bỏ độc chế độ nông nô, đưa tư sản quý tộc lên nắm quyền

* Giáo dục:

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc

- chú trọng giàng dạy khoa học- kỹ thuật.

- Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây.

* Quân sự:

- Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây

- Chế độ nghĩa vụ thay thế chế độ trưng binh

- Chú trọng sản xuất vũ khí và đóng tàu

* Kết quả:

- Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa

- Phát triển thành 1 nước công nghiệp

* Tính chất:

- Cuộc cách mạng tư sản không triệt để

Câu 4:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Châu Á đều lâm vào tình trạng khủng hoảng và đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc phương Tây.

Tuy nhiên, Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ ấy, đưa đất nước phát triển đi theo con đường TBCN, sau này trở thành nước đế quốc duy nhất ở Châu Á. Nguyên nhân là do Nhật Bản đã thực hiện thành công cuộc cải cách Duy tân Minh Trị (1868).

Cùng có hoàn cảnh đất nước giống như Nhật Bản, nhưng Trung Quốc lại bị các nước đế quốc xâu xé vì:

- Trung Quốc là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là thị trường tiêu thụ lớn bởi diện tích rộng, dân số đông, có một nền văn minh phát triển rực rỡ. => Vì những lý do đó, Trung Quốc được ví như "chiếc bánh ngọt" để các nước đế quốc xâu xé.

- Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, lại tiến hành chính sách đối ngoại "bế quan tỏa cảng". Càng khiến cho đế quốc phương Tây (đặc biệt là Anh), đã dùng Chiến tranh thuốc phiện để ép nhà Thanh phải "mở cửa".

- Đầu thế kỉ XX, Trung Quốc có tiến hành cải cách duy tân (năm 1898) nhưng không thành công. Bởi sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do Từ Hi thái hậu đứng đầu. Vua Quang Tự chỉ là bù nhìn, không có quyền lực thực sự. Phong trào không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân,... Đây là những lý do khiến phong trào Duy Tân ở Trung Quốc thất bại. Trong khi cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản lại thành công. 

Sự khác nhau này dẫn đến lịch sử phát triển của Trung Quốc và Nhật Bản khác nhau hoàn toàn.

Câu 5:

Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát. Trong những năm 1840 - 1842. thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu Mĩ và Nhật Bản tranh nhau xâu xé nước này. Trung Quốc ngày càng bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) với sự thất bại của nhà Mãn Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:

- Đức: chiếm tỉnh Sơn Đông.

- Anh: chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

- Pháp: chiếm vùng Vân Nam.

- Nga, Nhật: chiếm đóng vùng Đông Bắc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm