1.trình bày đặc điểm khí hậu , địa hình của khu vực đông nam á ? Điều kiện khí hậu đó ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan ? ý nghĩa của đồng bằng châu thổ ở khu vực đông nam á ? 2.Các khu vực đông nam á có những thuận lợi và khó khăn như thế nào trong quá trình hợp tác toàn diện? 3. Trình bày mục tiêu hợp tác của hiệp hội các nước ASEAN ? Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam là thành viên các nước ASEAN? 4. Thành tựu trong phát triển ngành nông nghiệp châu á ?

1 câu trả lời

1. Vị trí địa lý
        Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập trung nhiều  đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. Phía Tây và Tây - Nam giáp  đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghhiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Cam puchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Với vị trí này Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình:

Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,...
 Cánh đồng ven núi Bà Đen – Tây Ninh
 Khí hậu:
Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
Đất đai:

Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng. Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang ược sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực. Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả nước là 42,98%). Tỷ lệ đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước.

Tài nguyên rừng:

- Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha.

1- Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh.
 Vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai
Tài nguyên khoáng sản:

- Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 - 500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương.

- Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu...

Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam. Lượng nước mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3. Ngoài ra còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp.

- Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 - 200 mét phân bố chủ yếu khu vực Biên Hoà- Long An, thành phố Hồ Chí Minh.

Tài nguyên biển:

- Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tầu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha.

- Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải phát triển ngành du lịch trong vùng

2

- Thuận lợi

     + Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

     + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

     + Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

     + Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

- Khó khăn

     + Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

     + Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.

     + Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.

3

Ngay sau khi tham gia ASEAN, với quyết tâm hoàn thành tốt nghĩa vụ một quốc gia thành viên, chúng ta đã chủ động, tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động hợp tác từ chính trị-an ninh, kinh tế-thương mại, cho đến hợp tác chuyên ngành. Từ đó, ta đã nhanh chóng phát huy vai trò, vị trí của mình trong Hiệp hội.

Một trong những đóng góp đầu tiên của chúng ta trong ASEAN là nỗ lực thúc đẩy việc kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia, hình thành một ASEAN-10, hoàn thành mục tiêu mà ASEAN đã đề ra từ lâu là xây dựng một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 nước ở khu vực Đông Nam Á. Đây là một bước ngoặt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của ASEAN. Nó mở ra một thời kỳ mới, khác hẳn về chất trong quan hệ giữa các nước trong khu vực. Sau mấy thập kỷ xung đột và đối đầu, rào cản ngăn cách giữa các nhóm nước đã được dỡ bỏ, quá trình hòa giải khu vực được hoàn thành. Các nước cùng nhau đoàn kết, gắn bó dưới một mái nhà chung, hợp tác xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Ba năm sau khi là thành viên, Việt Nam đã nhận đăng cai Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998). Lúc đó hoàn cảnh khu vực có bất lợi: ASEAN đang phải trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực. Nhiều bạn bè cũng lo ngại khả năng tổ chức của ta. Tuy nhiên Việt Nam đã quyết tâm thực hiện tốt trách nhiệm thành viên của mình. Dù điều kiện vật chất, hạ tầng cơ sở của chúng ta khi đó còn khó khăn, kinh nghiệm tham gia ASEAN chưa nhiều, trình độ và năng lực cán bộ còn hạn chế, chúng ta đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc, tổ chức tốt và thành công hội nghị. Chương trình Hành động Hà Nội (Hanoi Plan of Action – HPA) - một đóng góp quan trọng của Việt nam - đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể, định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội trong 6 năm sau đó để thực hiện Tầm nhìn 2020. Hội nghị cũng đã đạt được quyết định sẽ kết nạp Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội vào tháng 4 năm sau, hoàn thành ý tưởng ASEAN -10. Nỗ lực và thành công của chúng ta trong việc tổ chức HNCC ASEAN 6 được bạn bè đánh giá rất cao.

Tiếp đó, từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001 ta đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN (ASC). Trong vai trò đó, ta đã tổ chức thành công một loạt các Hội nghị cấp bộ trưởng quan trọng của ASEAN tại Hà Nội. Đặc biệt, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) tại Hà Nội năm 2001 đã mang đậm dấu ấn Việt Nam, vừa đáp ứng nhu cầu của ASEAN muốn tăng cường liên kết nội khối, vừa phục vụ thiết thực cho nhu cầu vươn lên, phát triển cho kịp các nước thành viên khác của 4 nước thành viên mới Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam. Nó đã trở thành tài liệu định hướng quan trọng cho hoạt động hợp tác của ASEAN trong nhiều năm tới.

Với tư cách nước sáng lập ARF, ta đã chủ động tham gia và có nhiều đóng góp vào tiến trình ARF, góp phần xây dựng ARF trở thành một diễn đàn đối thoại về an ninh có vị thế ở khu vực, đồng thời ta đã kiên trì đấu tranh giữ vững tính chất và các nguyên tắc đã thoả thuận của Diễn đàn ARF, và duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN trong diễn đàn này.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có nhiều nỗ lực nhằm bảo vệ và duy trì những nguyên tắc cơ bản đã trở thành bản sắc riêng của ASEAN nhất là nguyên tắc "đồng thuận", "không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".

Trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước Đối thoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới. Chúng ta đã tham gia tổ chức nhiều hoạt động tăng cường quan hệ với các nước đối thoại, đảm nhiệm tốt vai trò là nước điều phối quan hệ đối thoại giữa ASEAN với các cường quốc như Nhật Bản, Nga, Mỹ và hiện nay là Ôxtrâylia. Ngoài ra, chúng ta cũng tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác ASEAN+3 (với 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và trong tương lai là hợp tác Đông Á, tiến tới việc hình thành một khuôn khổ hợp tác mới trên quy mô toàn khu vực Đông Á.

Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại, Việt nam đã nghiêm túc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế khu vực của mình và luôn nỗ lực đảm bảo tiến độ thực hiện các cam kết của mình với ASEAN trong khuôn khổ các chương trình hợp tác kinh tế và có nhiều đóng góp để làm phong phú thêm các nội dung hợp tác kinh tế ASEAN v.v.

4

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước