1Nêu những đặc sắc của đưa lê bánh đúc Thanh Hóa 2 cho biết cách làm bánh bánh lá,bánh đúc và muối dưa, muối dưa lê 3 nêu vị trí địa lí,địa hình và khoáng sản Thanh Hóa
2 câu trả lời
1, Bánh đúc sốt là món ăn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người Thanh Hoá. Bánh đúc có vị đặc trưng, màu xanh lá rất đẹp mắt. Bánh được làm chủ yếu từ bột gạo và đậu xanh. Ăn phải thật nóng, khi ăn bánh mới được múc ra từ nồi, lớp đậu xanh được đánh tơi rồi mới đến lớp bánh đúc sốt. Cuối cùng, phía trên phủ thêm một lớp đậu xanh nữa và chút tóp mỡ, hành phi.
1, cách làm muối dưa lê
Các bước thực hiện dưa cải muốiBước 1: Sơ chế rau cải
Cải bẹ xanh sau khi mua về bạn nhặt hết những cành bị sâu, bị héo và có dấu hiệu vàng úa. Sau đó đem rửa sạch và phơi cho đến khi thấy rau cải mềm héo vừa phải là được.
Cách sơ chế rau cải (Nguồn: Internet) sponsor
Sau khi đã làm héo rau cải, bạn cắt thành từng khúc từ 2 – 4 cm hoặc có thể để nguyên bẹ. Hành lá, hành tím ớt rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.
Bước 2: Vệ sinh dụng cụ muối dưa cải
Bạn nên lựa chọn hũ hoặc chum rộng để dưa cải thấm đều chất muối và gia vị hơn. Trước khi tiến hành ngâm dưa cải, bạn nên khử trùng dụng cụ ngâm bằng cách rửa với xà phòng và phơi khô ráo. Nếu muốn đảm bảo hơn, bạn có thể chưng cách thủy chum, hũ muối dưa cải và lau sạch lại bằng khăn.
Bước 3: Pha chế nước muối dưa cải
Muốn ngâm dưa cải ngon thì nước muối là thành phần chủ yếu giúp món ăn thêm phần ngon miệng và đậm đà hơn. Cách pha nước muối ướp dưa cải thì chị em nên theo pha theo tỷ lệ 2 lít nước nấu sôi để nguội + 6 thìa muối hạt + 2 thìa đường (nếu muốn ăn ngọt thì có thể thêm lượng đường phù hợp). Ngoài ra, bạn nên để thêm một ít giấm để quá trình lên men nhanh hơn.
Bước 4: Muối dưa cải
Khi sắp xếp cải vào hũ thì bạn nên bỏ phần cọng xuống trước, sau đó đến phần lá vì cọng cần có nhiều thời gian thẩm thấu chất muối hơn và có độ dày hơn lá nên khó thấm gia vị. Sau khi đã xếp cải vào dung dịch muối pha sẵn trong hũ thì bỏ thêm một ít ớt, hành tây, hành lá vào cho thơm.
Dưa cải trước và sau khi muối (Nguồn: Internet)
Khi muối dưa cải, bạn nên đổ nước muối ngập hết tất cả các bộ phận của cây, khi đó thành phẩm sẽ có màu đẹp mắt và giòn. Nếu không dưa cải sẽ bị thâm, chất muối thấm không đều, để hạn chế tình trạng này xảy ra bạn nên dùng vật nặng đè lên trên mặt dưa cải.
Cách làm bánh lá
Bước 1 Bột gạo:
Gạo làm bánh tẻ phải là tẻ quê, hạt dài đều, trắng trong thơm mùi gạo mới và phải loại bỏ các hạt mốc, có nhiều cám bong ra.
Đem gạo ngâm 3-4 tiếng thì đem xay với nước vôi trong. Sau đó cho lên bếp đun và quấy đều tay với lửa nhỏ cho bột chín khoảng 50%, trong khi quấy cho vào bột một chút muối và mì chính. Đến khi bột hơi quánh, quấy thấy nặng tay là được.
Khi bắc bột ra dùng máy hoặc tay đánh nhuyễn lại bột cho bột không bị vón cục. Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định chiếc bánh có ngon hay không, bột non hoặc già quá bánh đều không ngon. Cho bột lên mâm để khoảng 30-40 phút cho bột ráo và nguội bớt trước khi làm bánh.
Bước 1 Nhân bánh:
Nhân bánh gồm thịt lợn ba chỉ thái hạt lựu xào với mỡ, mộc nhĩ ngâm nở mềm rồi thái nhỏ xào chín, hành khô thái nhỏ rồi phi thơm. Tất cả cho vào trộn đều và đảo chín trên chảo với hạt nêm, nước mắm ngon, hạt tiêu.
Bước 3 Gói bánh:
Dùng thìa xúc những phần bột ước lượng bằng quả trứng gà nhỏ dàn bột dọc theo là dong hình lòng thuyền, cho nhân vào giữa lớp bột, gói bánh sao cho hai đầu bánh thuôn dài, phần giữa gồ lên để chiếc bánh giống với cái răng bừa (phình to ở giữa 2 đầu nhỏ lại), gấp lá dong theo hình sống trâu, vuốt đều vận lá và gập 2 đầu lá lại.
Bước 4 Luộc bánh:
Bánh gói xong có thể đem luộc hoặc hấp cách thủy giống như xôi. Ước lượng nước xăm xắp, đun sôi. Cho bánh vào đậy kín vung, đun to lửa bánh sôi khoảng 20 phút, kiểm tra & ăn thử 1 cái trước khi bắc xuống.
Đổ ra để khoảng 5 phút cho ráo nước, ăn ngay hoặc ủ giữ nhiệt ăn tới đâu lấy ra tới đó.
Bước 5 Nước chấm, gia vị:
Bánh răng bừa khi ăn chấm với tương ớt hoặc nước mắm ớt, tương Bần Hưng Yên tùy khẩu vị, sở thích của từng người.
Cách làm bánh đúc
Bước 1: Để làm món bánh đúc đầu tiên ta bắt đầu chuẩn bị phần bánh trước. Lá dứa sau khi mua về bạn đem đi rửa thật sạch hết bụi bẩn rồi cắt khúc nhỏ và cho vào máy xay sinh tố xay nát với 200 ml nước. Sau đó lọc qua rây và vắt để lấy 200 ml nước cốt lá dứa. Pha nước cốt lá dứa với 450 ml nước cốt dừa, 120 gram đường và một nửa thìa cà phê muối. Khuấy đều cho đường tan hết ra.
Bước 2: Tiếp theo là công đoạn rây bột. Rây bột gạo và bột năng vào một chiếc thau hoặc bát ô tô lớn, rồi đổ hỗn hợp nước cốt dừa lá dứa vừa pha lúc nãy vào rồi khuấy đều cho tất cả hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất. Để cho bột nghỉ khoảng ba mươi phút
Bước 3:Bạn bật bếp rồi bắc nồi bột lên bếp, khuấy ở lửa vừa đến khi bột nóng lên, vừa bốc khói thì hạ lửa xuống thật nhỏ, khuấy đều tay liên tục đến khi thấy nặng tay, bột trở nên quánh dẻo như hồ dán thì có thể nhắc xuống. Phết một lớp dầu mỏng lên khuôn, đổ bột vào và dàn phẳng mặt bột.
Bước 4: Bước tiếp theo bạn bật bếp, bắc lên trên một nồi nước, đun tới khi nước sôi thì bạn cho khuôn bột vào hấp cách thủy đến khi bánh đúc chín. Kiểm tra bánh chín hay chưa bằng cách dùng tăm xiên vào chính giữa bánh, nếu cây tăm khô ráo không có bột dính lên thì bánh đã chín rồi bạn nhé. Bánh chín bạn lấy ra ngoài để nguội hẳn rồi cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Nếu muốn nguội nhanh bạn có thể ngâm khuôn bánh trong nước lạnh hoặc để khuôn bánh vào tủ lạnh một lát rồi lấy ra cắt. Chú ý rằng không nên cắt bánh to quá, sẽ khó ăn và không đẹp mắt. Nhưng cũng không nên cắt bánh nhỏ quá, sẽ dễ bị vụn và vỡ mất bánh.
Bước 5: Sau khi đã hoàn thành phần bánh, chúng ta bắt tay vào làm phần nước cốt dừa để ăn kèm với bánh đúc. Làm nước cốt dừa ăn kèm khá đơn giản. Bạn cho 250 ml nước cốt dừa cùng với một phần tư thìa cà phê muối, hai lá dứa vào chảo, bắc chảo lên bếp và đun. Bạn lấy một thìa cà phê bột năng pha với 20 ml nước, chờ đến khi nước cốt dừa sôi lên thì đổ bột năng vào, vừa đổ vừa khuấy đều để tạo độ sệt cho nước cốt dừa.
Bước 6: Tiếp theo là phần làm nước đường. Bạn đem 30 gram gừng đã chuẩn bị đi giã nát, thêm một thìa canh nước vào rồi vắt lấy phần nước cốt gừng. Cho 100 gram đường thốt nốt cắt nhỏ vào chảo cùng với hai trăm ml nước. Đun đến khi đường tan, nước sôi thì bạn cho vào 1/4 thìa cà phê muối, một thìa canh nước cốt gừng, một thìa cà phê bột năng với 20 ml nước, chú ý khuấy đều để nước đường có độ sệt.
Bước 7: Bạn bày chỗ bánh đúc đã cắt ra đĩa, sau đó lần lượt chan nước cốt dừa và nước đường lên trên, rồi rắc một chút vừng đã rang vàng lên mặt bánh cho bánh đúc thêm phần dậy mùi và đẹp mắt. Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh đúc thơm lừng rồi đó.
Xin lỗi nha câu cuối mình ko làm đc
Bánh đúc sốt nóng hổi món ngon của người con xứ Thanh mang hương vị riêng biệt với sắc xanh thơm, ngon. Trong tâm trí trẻ thơ, những người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Thanh Hóa đều gắn liền với thức quà giản dị bánh đúc sốt nóng hổi.
Để có được bát bánh đúc sốt nóng hổi vừa dễ lại vừa khó, yêu cầu ở người làm phải khéo léo ngay từ những khâu đầu tiên. Bánh phải đạt độ mịn, độ sánh, không quá đặc cũng không quá loãng.
Bánh đúc được làm từ bột gạo tẻ xay nhuyễn, mịn được nấu cùng với nước vôi trong. Màu xanh của bánh được các mẹ, các bà lấy lá rau ngót hoặc lá cải giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt rồi hòa cùng với nồi bánh. . Lửa nấu bánh phải đun ở mức nhỏ nhất, đôi tay liên tục khuấy đều cho tới khi bánh chín, bánh sánh, không bị vón cục và mịn.
xin lỗi bạn là câu 3 mình ko biết