1.Hệ thống hóa các văn bản văn học nước ngoài đã học trong chương trình ngữ văn 8 kì I (Cô bé bán diêm, Dánh nhau với cối xay gió, Chiếc lá cuối cùng, Hai cây phong) 2.Thế nào là từ tượng hình? Thế nào là từ tượng thanh ? Cho ví dụ ? Tìm từ tượng hình , từ tượng thanh trong đoạn văn sau: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” 3.Đặt câu với các từ tượng hình, từ tượng thanh sau đây: tích tắc, lộp bộp, rì rào, rũ rượi, lênh khênh, khúc khuỷu. 3. Viết đoạn văn ngắn tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

1 câu trả lời

CÔ BÉ BÁN DIÊM:

+ Tác giả: An-đéc-xen

+ Xuất xứ: “Cô bé bán diêm” được xuất bản lần đầu tiên năm 1848 trong phần năm của quyển “Nye Eventyr”.

+ Thể loại: truyện cổ tích

+ Tóm tắt văn bản : Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.

+ Nội dung: Xuyên suốt câu chuyện là sự tượng phản giữa cảnh ngộ của cô bé bán diêm với những khung cảnh rực rỡ, ấm cúng, sum vầy trong đêm giao thừa và những ảo ảnh đẹp đẽ ngắn ngủi do những ngọn lửa diêm đem lại. Sự đáng thương của cô bé bán diêm còn xót xa hơn khi con người xung quanh cũng vô tâm, vô cảm và lạnh lùng như cái lạnh của mùa đông khắc nghiệt. Cô bé có những ước mơ giản dị và em đã được thực hiện nó chỉ bằng những ngọn lửa diêm ngắn ngủi. Kết thúc của câu truyện là cái chết đầy thương cảm và khắc nghiệt của cô bé bán diêm giữa đêm giao thừa. Truyện có kết cục không giống với những kết thúc tốt đẹp hay hạnh phúc như những truyện cổ tích truyền thống. Cô bé bán diêm không được hưởng hạnh phúc ở ngay cuộc đời hiện tại mà tác giả đã cho cô bé bước sang cuộc đời mới để chấm dứt những cơn đói, lạnh, những khổ đau trong cuộc đời hiện tại của em.

+ Những giá trị nghệ thuật tiêu biểu: Lối dẫn truyện đa dạng, cách miêu tả cảnh vật và tâm trạng đều rất sắc xảo, những lời độc thoại, đối thoại một chiều và lời dẫn gián tiếp đã làm cho câu truyện trở nên hấp dẫn, tránh được sự đơn điệu.

+ Ý nghĩa : Nhà văn đã gửi găm vào câu chuyện một thông điệp đó là con người phải biết mở rộng lòng, truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với những con người bất hạnh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước