1.Giải thích nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống. Cần phải làm gì để chống cong vẹo cột sống 2.Giải thích vì sao nhóm O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu A ,B là nhóm máu chuyên nhận 3.Giải thích nguyên nhân dẫn đến mỏi cơ? Cần phải làm gì để chống mỏi cơ

2 câu trả lời

Đáp án:

1:Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống:

+ Do mang vác các vật nặng quá sức, khi mang vác không đều 2 bên vai
+ Học tập: Ngồi không  ngăy ngắn,  nghiêng vẹo, gò lưng

vIỆC phải làm để chống cong vẹo cột sống:

+ Lao động, mang vác vừa sức, khi mang vác phải đều 2 bên vai
+ Học tập: Ngồi ngăy ngắn, không nghiêng vẹo, gò lưng

2:

Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì trong nhóm máu O chỉ có kháng thể, ko có
kháng nguyên nên khi truyền cho các nhóm máu khác kháng thể ko đủ để gây kích
thích cho cơ thể nên ko kết dính hồng cầu ng` nhận.
Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận vì trg nhóm máu AB chỉ có kháng nguyên, ko
có kháng thể nên khi truyền cho các nhóm máu khác sẽ gây kích thích cơ thể, kết dính
hồng cầu

3:* Nguyên nhân của sự mỏi cơ
- Lượng oxy cung cấp cho cơ thiếu
- Năng lượng cung cấp it
- Sản phẩm tạo ra là axit lactic tích tụ dần và đầu độc gây hiện tượng mỏi cơ
* Biện pháp chống mỏi cơ
- Khi mỏi cơ cần:
+ Hít thở sâu
+ Xoa bóp cơ, uống nước đường
- Để không bị mỏi cơ, lao động và học tập có hiệu quả cần làm việc nhịp nhàng,
vừa sức. Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra cũng cần có tinh
thần thoải mái, vui vẻ

Giải thích các bước giải:

 

Cho mik câu trả lời hay nhất nha ! Chúc bn học giỏi .

Giải thích các bước giải:

1 .

  • Học sinh ngồi học không đúng tư thế;
  • Thiếu ánh sáng nơi ngồi học (học sinh phải cúi đầu khi đọc, khi viết), bảng kém chất lượng;
  • Bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh;
  • Đeo cặp sách quá nặng, không đều hai bên;
  • Các tư thế xấu như: đi, đứng, ngồi không đúng tư thế, cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi.
  • Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống.
  • – Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, chú ý đến những thức ăn giàu canxi.

    –  Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

    – Ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế.

    – Không nên ngồi học quá lâu mà nên có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ.

    – Lớp học, góc học tập cần đảm bảo chiếu sáng đầy đủ

    – Bàn ghế, bảng phải có kích thước phù hợp với từng lứa tuổi, cấp học.

    – Không nên để học sinh mang vác cặp sách quá nặng. Khi đeo cặp cần đeo cả hai vai hoặc phải đổi bên đeo cặp đều đặn nếu cặp chỉ có một dây đeo.

    – Nên có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho các em.

    2 . Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.
  • a. Nguyên nhân trong lao động

    Trong quá trình lao động đặc biệt là lao động vận cơ. Khi số lượng cơ hoạt động khoảng 2/3 tổng số trở lên hoặc vận cơ anh máu sẽ không cung cấp đủ oxy các sản phẩm trung gian sinh ra nhiều, thần kinh bị hưng phấn mạnh kéo dài, quá trình ức chế hình thành làm cho mệt mỏi sớm xuất hiện.

    Các cơ quan phân tích phải hoạt động điều chỉnh do tác động của lao động và môi trường (tai, mắt...) quá tải, mệt mỏi sẽ mau đến với cơ quan đó, ví dụ: nhìn lâu mỏi mắt, viết nhiều mỏi tay, hoạt động của hệ thần kinh trung ương càng nhiều, càng tăng thì hiện tượng ức chế bảo vệ cũng sẽ đến sớm. Hiện tượng ức chế có tính lan toả mạnh ở những người chưa quen việc, ít hoạt động và không yêu nghề.

    Một số yếu tố khác như điều kiện làm việc không tốt, tình trạng bệnh lý tiềm tàng của người lao động... Cũng làm cho quá trình mệt mỏi xuất hiện sớm.

    b. Nguyên nhân ngoài lao động

    Thông thường gánh nặng gia đình xã hội, trạng thái tâm lý, tinh thần trong cuộc sống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng tạo điều kiện xuất hiện mệt mỏi sớm ở người lao động.

    Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, hợp lý là nguyên nhân khá quan trọng gây nên mệt mỏi của các đối tượng lao động, ví dụ: đồ ăn thiếu kali cơ mau chóng giảm trương lực, chế độ ăn nghèo chất đạm hoạt động trí lực giảm, thiếu năng lượng hoạt động cơ không thể kéo dài...

    3. Biểu hiện của mệt mỏi

    Người ta có thể theo dõi các biểu hiện mệt mỏi thông qua các biểu hiện lâm sàng hoặc cận lâm sàng. Các dấu hiệu quan sát thấy là hiện tượng giảm sút dẫn truyền thần kinh, hoạt động bổ sung, mệt mỏi cấp diễn, hiện tượng quá sức và các chất bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi không bình thường. Hiện tượng giảm sút dẫn truyền thần kinh có thể thấy rất rõ thông qua sự chậm phản ứng hoặc phản ứng không chính xác. Khi quá trình lao động nặng nhọc kéo dài tốc độ sung động của thần kinh giảm, ngưỡng phản ứng của thần kinh tăng cao. Hậu quả của hiện tượng này là trí nhớ giảm, chậm hiểu, phối hợp động tác kém, thiếu linh hoạt, dễ xảy ra tai nạn, năng suất lao động giảm.

    Biểu hiện bổ sung khi quá trình lao động kéo dài thường là do các nhóm cơ hoạt động kém hiệu lực, cơ thể tự điều chỉnh bằng cách huy động thêm các nhóm cơ khác làm cho tư thế lao động trở nên bất hợp lý và tăng tiêu hao năng lượng.

    Mệt mỏi cấp diễn thường gặp ở những người lao động thể lực nặng. Người ta có thể quan sát thấy hiện tượng mệt mỏi toàn thân, kiệt sức, nắn các bắp thịt thấy đau, trương lực và sức bền cơ giảm, mạch nhanh nhỏ, run tay, người lao động cảm thấy chức phận mất cân bằng, miệng đắng, ăn không ngon, ngủ không yên. Tuy vậy, các trường hợp mệt mỏi cấp diễn thường được hồi phục sau một thời gian nghỉ ngơi và bù đắp các thiếu hụt dinh dưỡng.

    Hiện tượng quá sức thường gặp trong vận cơ quá lớn (thi đấu thể thao). Hiện tượng này xuất hiện nhanh có thể thấy tình trạng xỉu dần, ngừng hô hấp, tim dãn, có thể gây tử vong. Có thể quan sát thấy hiện tượng khó thở, co cứng hoặc mềm nhũn các cơ, tinh thần rối loạn...

    Các xét nghiệm thường tiến hành để tìm một số sản phẩm được bài tiết trong nước tiểu hoặc mồ hôi với các chỉ số. albumin tăng, axit lactic tăng creatinin tăng, glucoza giảm, cathecolamin giảm....