1.cách tạo ra một chương trình máy tính 2.từ khóa và tên là gì ? quy tắc đặt tên 3.nêu cấu trúc chung của mt gồm mấy phần 4.các bước thực hiện 1 chương trình pascal 5.dữ liệu và kiểu dữ liệu trong pascal . các phép toán với tư liệu của nó ? các phép so sánh 6.giao tiếp người vs mt 7.cách sử dụng biến và hằng trong chương trình 8.xác định input và output và mô tả thuật toán 9. câu lệnh đk dạng thiếu và câu đk dạng đủ

2 câu trả lời

Câu 1 :

- Để tạo chương trình máy tính :

+ Dùng một ngôn ngữ lập trình để viết chương trình

+ Dịch chương trình sang ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được

Câu 2 :

- Từ khoá là những tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác

- Tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng. Các tên này không được trùng với tên dành rieeng

- Quy tắc : 

+ Tên gồm các chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới

+ Tên không bắt đầu bằng chữ số và bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới

+ Tên không trùng với các từ khoá, hay chứa kí tự đặc biệt, các dấu cách

Câu 3 :

- Cấu trúc chung của chương trình gồm hai phần :

+ Phần khai báo : khai báo hằng, thư viện, biến, ...

+ Phần thân : gồm các câu lệnh

Câu 4 :

- Các bước thực hiện 1 chương trình Pascal :

+ Khởi động Free Pascal

+ Soạn thảo chương trình

+ Biên dịch chương trình : Alt + F9

+ Chạy chương trình : Ctrl + F9

Câu 5 :

- Một số kiểu dữ liệu cơ bản :

+ Byte : các số nguyên từ 0 đến 255

+ Integer : số nguyên trong khoảng -32768 đến 32767

+ Real : số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 1.5x$10^{-45}$ đến 3.4x$10^{38}$ và số 0

+ Char : Một kí tự trong bảng chữ cái

+ String : Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự

- Các phép toán :

+ (Cộng) : Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực

- (Trừ) : Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực

* (Nhân) : Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực

/ (Chia) : Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực

div (Chia lấy phần nguyên) : Kiểu dữ liệu số nguyên 

mod (Chia lấy phần dư) : Kiểu dữ liệu số nguyên 

- Các phép so sánh : 

= (Bằng)

<> (Khác)

< (Nhỏ hơn)

> (Lớn hơn)

<= (Nhỏ hơn hoặc bằng)

>= (Lớn hơn hoặc bằng) 

Câu 6 :

- Giao tiếp máy tính với người :

+ Con người can thiệp vào quá trình tính toán, thực hiện kiểm tra điều chỉnh, bổ sung

+ Máy tính cho thông tin về kết quả tính toán, thông báo, gợi ý, ...

+ Quá trình trao đổi hai chiều này gọi là giao tiếp giữa người và máy tính

Câu 7 :

* Biến : 

- Biến phải được khai báo trước khi sử dụng 

- Việc khai báo biến bao gồm :

+ Khai báo tên biến

+ Khai báo kiểu dữ liệu của biến

- Cú pháp : var <tên biến> : <kiểu dữ liệu>;

- Có thể gán giá trị cho biến

- Tính toán với các biến

* Hằng :

- Hằng dùng để lưu trữ dữ liệu

- Giá trị của hằng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

- Hằng phải được khai báo trước khi sử dụng

- Cú pháp : const <tên hằng> = <giá trị hằng>;

Câu 8 :

- Xác định bài toán :

+ Input : xác định điều kiện cho trước

+ Output : xác định kết quả cần nhận được từ thông tin đã cho

- Mô tả thuật toán :

+ Diễn tả cách giải bài toán bằng dãy các thao tác cần phải thực hiện

Câu 9 :

- Cấu trúc câu điều kiện dạng thiếu :

+ if <điều kiện> then <câu lệnh>;

- Hoạt động :

+ Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra

+ Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh sẽ được thực hiện

+ Nếu điều kiện sai thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua

- Cấu trúc câu điều kiện dạng đủ :

+ if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

- Hoạt động :

+ Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra 

+ Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 sẽ được thực hiện và câu lệnh 2 được bỏ qua

+ Nếu điều kiện sai thì câu lệnh 1 sẽ được bỏ qua và thực hiện câu lệnh 2

1.Có hai bước tạo ra một chương trình máy tính, đó là:

B1, Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.

B2, dịch sang ngôn ngữ máy

2. Từ khóa và tên :

- Từ khóa là những từ dành riêng, không được sử dụng ngoài mục đích ngôn ngữ lập trình quy định.

- Tên do người lập trình đặt cho các đối tượng, đại lượng trong chương trình.

   Quy tắc đặc tên : 

- Tên được phép viết dài nhất 127 ký tự, nhưng trên thực tế chì có 63 ký tự đầu là có nghĩa. Tên được viết theo các quy định sao: –Tên phải bắt đầu là một chữ cái. – Không được dùng các ký tự đặc biệt.

3.Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng:bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra, để lưu trữ thông tin, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ.

4.Các bước đã thực hiện: - Khởi động Free Pascal - Soạn thảo chương trình - Biên dịch chương trình: Alt + F9 - Chạy chương trình: Ctrl + F9

5.Kiểu logic - Từ khóa: BOOLEAN - miền giá trị: (TRUE, FALSE). - Các phép toán: phép so sánh (=, <, >) và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT. Trong Pascal, khi so sánh các giá trị boolean ta tuân theo qui tắc: FALSE < TRUE.

6.Người sử dụng có thể giao tiếp với máy tính bằng cách đưa vào các lệnh (Command) được nhập từ bàn phím hoặc chọn trên bảng chọn (Menu) được điều khiển bằng bàn phím hoặc chuột. Hoàng Việt (Tổng hợp) Báo đáp án sai

7.Cách sử dụng biến và hằng trong chương trình 1. Biến là công cụ lập trình - Trong lập trình biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

8.Xác định bài toán: Input: Số N và dãy N số a 1, a 2,..,a N. Output: Giá trị nhỏ nhất (Min) của dãy số.

9.Như vậy,dạng thiếu dùng 1 điều kiện, 1 câu lệnh; dạng đủ dùng 1 điều kiện, 2 câu lệnh. Ngoài ra, dấu chấm phẩy “;” kết thúc câu lệnh if-then nằm sau câu lệnh sau else của dạng đủ và nằm sau câu lệnh sau then của dạng thiếu. -Về ngữ nghĩa: 2 dạng này giống nhau là đều kiểm tra điều kiện và thực hiện câu lệnh sau then nếu điều kiện đúng (true).