1.Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng: A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. B.Chất rắn nở ra khi nóng lên. C. Chất rắn co lại khi lạnh đi. D. Chất rắn dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng. 2. Vật nào dưới đây hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt ? A. Nhiệt kế kim loại. B. Băng kép. C. Quả bóng bàn. D. Khí cầu dùng không khí nóng. 3. Ở chổ tiếp nối của hai đầu thanh ray tàu hỏa lại có khe hở là vì: A. để cho đẹp. B. để cho sự co dãn vì nhiệt xảy ra dễ dàng. C. để cho tàu lửa giảm tốc độ. D. để dễ thoát nước khi trời mưa. 4. Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt là vì: A. bê tông và thép không bị nở vì nhiệt. B. bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép. C. bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép. D. bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau. 5. Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn ấy phải làm cách nào trong các cách sau: A. ngâm hai cốc vào nước nóng. B. ngâm hai cốc vào nước đá. C. ngâm cốc ở trên vào nước nóng, cốc ở dưới vào nước đá. D . ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, cho nước đá vào cốc ở trên. II. TỰ LUẬN 1/ Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước ( bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ? 2/ Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng ? 3/ Người ta thường thả “đèn lồng” trong các dịp lễ hội. Đó là một khung hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía dưới treo một ngọn đèn ( hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy). Tại sao khi đèn được đốt lên thì đèn có thể bay lên cao.

2 câu trả lời

Đáp án:

1:D

2:C

3:A

4:B

5:A

1.

Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.

Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.

2.
Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

3.
Khi đốt sẽ tạo không khí nóng đi vào bên trong của đèn trời, mà khối lượng riêng của không khí nóng nhẹ hơn khối lượng riêng của không khí bình thường nên theo đối lưu không khí nóng sẽ đi lên trên, kéo theo đèn trời bay lên.

 

Đáp án:

1:D

2:C

3:A

4:B

5: A

 MIK LÀM PHẦN TRẮC NGHIỆM THÔI Ạ

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm