15
Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước thất thường do
A:
các sông có dạng nan quạt khiến lũ tập trung nhanh.
B:
lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn.
C:
chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.
D:
địa hình dốc, diện tích lưu vực các sông nhỏ.
16
Điểm cực Đông trên phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?
A:
Điện Biên.
B:
Đà Nẵng.
C:
Cà Mau.
D:
Khánh Hòa
17
Vùng núi Trường Sơn Nam nằm ở
A:
phía Nam dãy Bạch Mã.
B:
từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
C:
giữa sông Hồng và sông Cả.
D:
tả ngạn sông Hồng.
18
Các đèo theo trình tự từ Bắc vào Nam là:
A:
Ngang, Cù Mông, Hải Vân, Cả.
B:
Cả, Cù Mông, Ngang, Hải Vân.
C:
Ngang, Hải Vân, Cù Mông, Cả.
D:
Cù Mông, Cả, Ngang, Hải Vân.
19
Miền khí hậu Đông Trường Sơn có đặc điểm nào sau đây?
A:
Có một mùa đông lạnh, mùa hè nóng.
B:
Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
C:
Có một mùa khô và mùa mưa tương phản.
D:
Có tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
20
Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay không phải là
A:
phần lớn lãnh thổ trở thành đất liền.
B:
địa hình nâng cao, núi sông trẻ lại.
C:
hình thành các cao nguyên badan.
D:
mở rộng biển Đông, tạo các bể dầu khí.
21
Cho bảng số liệu: Diện tích rừng Việt Nam qua các năm
(đơn vị: triệu ha)
Năm
1943
1993
2001
2005
2017
Diện tích
14,3
8,6
11,8
12,4
14,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự biến đổi diện tích rừng của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A:
Tròn.
B:
Đường.
C:
Kết hợp.
D:
Cột.
22
Dạng địa hình chủ yếu ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A:
đồng bằng châu thổ rộng lớn.
B:
núi cao nhất Việt Nam.
C:
đồi núi thấp, núi cánh cung.
D:
cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ.
23
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A:
Puthac
B:
Phu Luông.
C:
Rào Cỏ.
D:
Phanxipang.
24
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải do
A:
tác động của gió phơn Tây Nam.
B:
dãy Hoàng Liên Sơn chặn gió.
C:
chịu tác động của độ cao địa hình.
D:
miền trải dài trên nhiều vĩ độ.
25
Đặc điểm của các đồng bằng duyên hải ở nước ta là
A:
có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
B:
có đê lớn bao bọc tạo thành các ô trũng.
C:
bị chia cắt, nhỏ hẹp, kém phì nhiêu.
D:
rộng lớn, có đất phù sa màu mỡ.